Phân tích các giá trị văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ta hiện nay giúp mình với

1 câu trả lời

Văn hóa chính trị nói chung là tổng thể những giá trị được hình thành trong thực tiễn chính trị, thể hiện nhận thức, lý tưởng - niềm tin chính trị và cách thức tham gia vào đời sống chính trị của các chủ thể, hướng tới tiêu chí chân, thiện, mỹ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan đảng, chính quyền, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội là những người lãnh đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vào thực tiễn đời sống; đồng thời, họ cũng là người quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, cho nên những hoạt động của họ rất cần sự nêu gương gắn với nền tảng văn hóa chính trị tương xứng, phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ.

Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở nước ta là sự kết tinh toàn bộ các giá trị phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, nhân cách chính trị; biểu hiện ở các chuẩn mực xã hội, ở trình độ và năng lực nhận thức chính trị trên từng cương vị, trong từng lĩnh vực công tác mà họ được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội, làm thay đổi tác phong công tác của đội ngũ cán bộ các cấp. Song, cùng với đó là những tác động tiêu cực gây ra không ít hệ lụy. Trước tình hình trên, Đảng ta xác định một trong những giải pháp quan trọng là: “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”(1). Vì vậy, xây dựng văn hóa chính trị cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm