Phân tích biện pháp tu từ trong các câu thơ sau: a. Em nghe thầy đọc bao ngày. Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây trong nhà. (Trần Đăng Khoa- Nghe thầy đọc thơ) b. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” c. “Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bẩy mươi tuổi mẹ mong chờ được hát Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn là một thứ quả non xanh” (Trích Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm) d. “Sau làn mưa bụi tháng Ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu. Nèn trời rừng rực ráng treo. Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vân bay…” (Tháng Ba, Trần Đăng Khoa)

2 câu trả lời

a) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ tiếng thơ đỏ nắng xanh cây ” 

Tác dụng : 

+  Giúp cho hình ảnh sự vật trong đoạn thơ được sinh động , hấp dẫn hơn 

+ Nhấn mạnh sự thân thuộc , gần gũi mà lời thơ của người thầy mang đến cho tác giả

b) Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa. 

+ So sánh : mặt trời như hòn lửa:

+ Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng..cài..sập

Tác dụng : 

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm , tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Nhấn mạnh về thiên nhiên với sự bao la, rộng lớn và kì vĩ

+ Qua đó  cho ta thấy được tình cảm yêu quý , trân trọng của tác giả dành cho thiên nhiên

c) Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non

Tác dụng : Tác dụng: Nhấn mạnh về lòng biết ơn và sự ân hận  của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.

d) BPTT : so sánh : Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu. như ngựa sắt sớm chiều vân bay

Tác dụng : Gợi Không gian buổi chiều tháng Ba  tươi đẹp , đẹp đẽ

+ Gợi  về 1 quá khứ lịch sử oai hùng , dũng mãnh : chiến công của Thánh Gióng

a. BPTT ví lời thầy đọc như tiếng thở đỏ nắng

b.BPTT ví mặt trời như hòn lửa đỏ

c.BPTT ví người con như một thứ quar non xanh

d.BPTT ví lá tre như lửa thiêu , ví nền trời rưc ráng như ngựa sắt sớm chiều vân bay