Phần I: Đọc hiểu : Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: “Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi...” (Trích Một bữa no, Nam Cao, “Tuyển tập Nam Cao tập I”, NXB Văn học 1993) Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của trích đoạn nêu trên là gì? Câu 2: (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: (1.0 điểm) Em hãy tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích nêu trên. Hãy đặt tên cho trường từ vựng mà em đã tìm được? Câu 4: (1.0 điểm) Kể tên một văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 nói về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8; cho biết tên tác giả, năm sáng tác và thể loại của văn bản em vừa kể tên? Câu 5: (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với sự hiểu biết của em về một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (trình bày thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu).

2 câu trả lời

Câu 1. PTBĐ chính trong đoạn văn là tự sự

Câu 2. Nội dung đoạn trích: Kể lại nỗi khổ ,khó khăn và cái đói của bà lão

Câu 3. Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: hờ, nằm, xin, khóc, nghĩ ngợi, ra đi...

Câu 4:

Văn bản: Lão Hạc

Tác giả: Nam Cao

Năm sáng tác: 1943

Thể loại: Truyện ngắn

Câu 5: 

Người nông dân trong xã hội cũ thật đáng thương. Họ bị bóc lột bị đối xử tàn nhẫn. Họ là nạn nhân của sự bóc lột, nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân của những hủ tục lạc hậu, của những tăm tối đói nghèo. Thân phận họ thường được ví như con còn, con sâu, cái kiến bé mọn, chịu bao áp bức bất công. Mặc dù vậy, họ vẫn mang trong mình phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, thật thà, lương thiện....Họ ước mơ tha thiết về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc bên gia đình

=>CHÚC BẠN HỌC TỐT

1/
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự
2/
Đoạn trích miêu tả sự đói khổ đến không còn miếng ăn của nhân vật bà lão, từ hết tiền đến phải đi ăn xin, phải đem con ra hờ, phải khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Qua đó thể hiện nỗi xót xa trước tình cảnh khốn cùng, quẫn bách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
3/
Trường từ vựng về thời gian: ba tháng, mỗi sáng, mấy hôm nay, suốt đêm, gần sáng
4/ 
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích trong tác phẩm"Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, sáng tác năm 1937 thuộc thể loại truyện ngắn.
5/
Người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám không chỉ chịu nỗi đau khổ về vật chất mà còn phải chịu sự hành hạ về tinh thần. Họ chịu sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân cũ, họ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp, bị chà đạp và vùi dập. Như chị Dậu bị đẩy vào bước đường cùng của nghèo đói, phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng, lão Hạc phải bán chó trong ân hận và tự kết liễu cuộc đời mình, cũng vì đói nghèo mà mẹ bé Hồng phải đi tha hương cầu thực, phải để em ở lại quê nhà dưới bao dèm pha của họ hàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những người nông dân ấy vẫn giữ tấm lòng chan chứa yêu thuownh, lương thiện và giàu tự trọng.