Phần I: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: “Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi...” (Trích Một bữa no, Nam Cao, “Tuyển tập Nam Cao tập I”, NXB Văn học 1993) Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của trích đoạn nêu trên là gì? Câu 2: (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: (1.0 điểm) Em hãy tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích nêu trên. Hãy đặt tên cho trường từ vựng mà em đã tìm được? Câu 4: (1.0 điểm) Kể tên một văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 nói về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8; cho biết tên tác giả, năm sáng tác và thể loại của văn bản em vừa kể tên? Câu 5: (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với sự hiểu biết của em về một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (trình bày thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu).

1 câu trả lời

a. Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

b. Bàn luận vấn đề

* Khái quát về tình mẫu tử:

Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.

* Bàn luận về tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:

  • Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.
  • Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.
  • Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)
  • Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).

- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

ADVERTISINGX

- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ

* Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.

- Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.

- Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.

c. Kết thúc vấn đề:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.