PHÀN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hồi. “Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đây vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ (...) Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Quê hương, Nguyên Đình Huân) Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thê thơ nào? Nêu đặc trưng của thê thơ đó? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3: Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phân chính của câu có tác dụng gì? Quê hương là dáng mẹ yêu: Áo nâu nón lá liêu xiêu ẩi về Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên? Câu 5: Qua đoạn thơ, tác giả muồn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì? „ làm đc câu nào thì làm giúp mik ạ, cảm mơn

2 câu trả lời

Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?

 Đoạn thơ trên viết theo thể thơ: Lục bát.

 Giải thích: Vì ở câu thơ thứ nhất có 6 nhịp, câu thơ thứu 2 có 8 nhịp, ở nhịp 6 của câu thơ thứ nhất đã láy vần với nhịp 6 của câu thơ thứ 2.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

 Nội dung: Đoạn thơ trên nói lên vẻ giản dị, nét đẹp mà quê hương mang lại, đấy chính là cội nguồn, là nơi chôn nhau cắt rốn của chúng ta. Những hình ảnh quê hương , như là một tiếng ve, là một góc trời tuổi thơ, là một cánh đồng vàng bát ngát mênh mông và quê hương còn là dáng mẹ yêu luôn dang rộng sải tay chào đón ta. 

3. Cum danh từ: dáng mẹ yêu.
Cụm động từ : liêu xiêu đi về .
Tác dụng: giúp diễn tả rõ ràng hơn, khiến câu văn trở nên hay, sinh động hơn.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?

 Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, so sánh.

 Tác dụng: Điệp ngữ ''quê hương'' được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh ý sắp nói đến. So sánh giữa quê hương với tiếng ve, với cánh đồng mênh mang nhằm thể hiện tình yêu quê hương của tác giả rất sâu sắc.

Câu 5. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?
 Trả lời: Thông điệp tác giả muốn nói với chúng ta, hãy yêu quý và trân trọng quê hương. Dù cho có đi đâu, cũng biết nhớ đến quê hương, phải nhớ như in những hình ảnh tuổi thơ của mình.

chúc bạn học tốt

cho mình xin hay nhất ạ

Đáp án:

$($Tham khảo$)$

Câu $1$: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu một số đặc điểm của thể thơ đó được thể hiện trong đoạn thơ trên?

$→$ Thể thơ: Lục Bát.

$→$ Đặc điểm của thể thơ lục bát: 

$-$ Số tiếng: Một dòng $6$ tiếng, một dòng $8$ tiếng được xếp thành từng cặp.

$-$ Vần:

$+$ Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám.

$+$ Tiếng cuối của dòng tám vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo.

$-$ Thanh điệu:

$+$ Tiếng thứ $6$ và tiếng thứ $8$ là thánh bằng; tiếng thứ $4$ là thanh trắc.

$+$ Riêng dòng tám: Nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ $8$ là thanh ngang và ngược lại.

$-$ Nhịp: Thường ngắt nhịp chẵn $(2/4,4/4..)$

Câu $2$: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

$→$ Nội dung: Quê hương tươi đẹp và gắn với bao kí ức, bao hình ảnh đẹp tươi trong mỗi người. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả.

Câu $3$: Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phân chính của câu có tác dụng gì?

"Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về"

Cụm danh từ: Dáng mẹ yêu, 

Cụm động từ: Đi về, liêu xiêu

$⇒$ Tác dụng: Làm cho câu thơ miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn hình ảnh người mẹ.

Câu $4$: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?

$→$ Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong  đoạn trích trên: So sánh, điệp ngữ.

$→$ Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người. Qua đó thấy được tình yêu quê hương của tác giả.

Câu $5$: Qua đoạn thơ tác giả muốn nói với chúng tathông điệp gì? 

$→$ Thông điệp gửi đến mỗi người đó là thông điệp về tình yêu, sự trân trọng dành cho quê hương, những điều mà ta thường thấy hằng ngày, những điều nhỏ nhặt ấy, ta hãy quan tâm đến nó hơn, yêu thương nó hơn. Chỉ khi ghi nhớ kí ức về quê hương, mang trong mình tinh thần nguồn cội thì chúng ta sẽ không thể lớn lên, trưởng thành. Cần biết trân quý, xây dựng quê hương ngày một đẹp, giàu…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm