Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc doạn vãn sau và trả lòi câu hỏi Làm sao đẻ niềm vui của người này không cồn là nỗi buồn của người kia. Làm sao đế công nghiệp hóa một ngôi lùng nhưng lại không ung thư hóa dán làng. Làm sao đê tàng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đố chát thai ảm hại môi trường sổng. Làm sao đè tăng trướng, đê giàu có hơn nhưng đừng bức từ nguồn nước cho mai sau. [...] Chi cỏ thê là thế khi mình biết nghi đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chi lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khô sớ... [...] Vô cảm với người khác là thiêu nàng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiếu năng cơ thê. Bởi vì thiếu nàng cảm xúc nghía lù dù không phải trời bát tội, em cùng đà bị tật nguyền ngay trong cơ thê khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. ( Theo Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở, thương đồng bào, Nxb Kim Đồng 2018, tr 83,85) Xét về mục đích nói, câu Lảm sao đế niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiêu câu gì? Chi ra đặc điểm hình thức và chức năng cùa câu văn vừa xét. Nêu hiệu qua nghệ thuật của phép diệp ngừ được sử dụng ưong đoạn văn (trình bày bang 2-3 cáu văn). Thông điệp mà đoạn văn gửi dến người đọc là gì? Phần II: Tự luận (7,0 điem) Câu 1 (2,0 điếm). Viết đoạn văn ngăn (10 đến 12 câu) theo lối diền dịch triển khai câu chù dề Vô cảm với ngtròi khác là thiếu năng cảm xúc. Câu 2 (5,0 điếm). Giới thiệu về ngày tết cô truyền Việt Nam.

2 câu trả lời

Giải giúp mình với ạ

câu 2 tự luận 

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhắc đến những nét đẹp của một đất nước với bề dày văn hóa lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong đó ẩm thực, hội họa và đặc biệt là nét đẹp về văn hóa lễ, hội được đông đảo cộng đồng thế giới biết đến. Một trong những nét đẹp đó phải kể đến là Tết cổ truyền (hay là Tết Nguyên đán) của người Việt ta.

Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng ý nghĩa như vậy đối với người Việt Nam. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng Hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và cuối tháng Một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1,2,3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì mọi nhà thường bắt đầu chuẩn bị từ 23 tháng Chạp.

Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ. Sau 23 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Mỗi thành viên đều được phân công công việc của riêng mình.
 
Mọi công việc chuẩn bị này có thể kéo dài đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cơm đoàn viên và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Đây có lẽ là mâm cơm cầu kì nhất trong năm, nó thường có nhiều món cùng với việc trang trí đặc sắc hơn so với bữa ăn thường ngày. Món ăn đặc biệt không thể thiếu đó là thịt gà. Gà được chế biến sẵn rồi luộc cả con, để ráo nước để chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.

Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thông thường mọi người  sẽ lì xì (mừng tuổi) cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề.

Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó.

Mỗi người dân Việt không ai là không yêu và mong chờ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.

câu 1 tự luận

Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.