Phần I (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” a. Đoạn văn được trích dẫn từ văn bản nào? Của ai? b. Văn bản có đoạn văn trên viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó? c. Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì? d. Câu: “ Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? 2. (7đ) Bài thơ “Ngắm trăng và Đi đường ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

1 câu trả lời

`a.`

`-` Đoạn văn được trích dẫn từ văn bản "Chiếu dời đô"

`-` Của Lý Công Uẩn

`b.`

`-` Thể loại: Chiếu

`-` Đặc điểm: Chiếu là một loại văn bản do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết vể một chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, trang nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu).

`c.` 

`-` Nội dung: nói về những điểm thuận lợi của kinh đô mới, nhằm thuyết phục mọi người dời đô. Lý Công Uẩn đã rất thông minh khi lựa chọn kinh đô mới, ông biết nghĩ cho nhân dân, nghĩ cho hoàn cảnh tương lai đất nước.

`d.` 

`-` Kiểu câu: câu trần thuật

`->` Mục đích nói: trình bày (trình bày ý kiến, quan điểm của Lý Công Uẩn về kinh đô Đại La)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước
4 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước