phân biệt quyền khiếu nại và tố cáo của công dân ( người thực hiện, đối tượng, cơ sở, mục đích )
2 câu trả lời
Đáp án:
- Quyền khiếu nại:
Người thực hiện: công dân
Đối tượng: người làm ảnh hưởng lớn đến một vấn đề nào đó
Cơ sở: làm bằng chứng để có thể xử phạt hành chánh người đó
Mục đích: để bắt người đó phải nhận mục đích làm việc đó
- Quyền tố cáo:
Người thực hiện: công dân
Đối tượng:người làm ảnh hưởng lớn đến một vấn đề nào đó hoặc vi phạm điều lệ của Hiến Pháp và Pháp luật
Cơ sở: làm bằng chứng để có thể xử phạt hình sự người đó
Mục đích: để bắt người đó phải nhận tội , mục đích làm việc đó
Khiếu nại là gì?
Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo là gì?
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.