Phân biệt quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày và ở ruột non ?

2 câu trả lời

Bạn tham khảo câu trả lời của mình:

* Giống: Đều diễn ra qua 2 biến đổi đó là biến đổi lí học và biến đổi hoá học

* Khác:

- Tiêu hoá ở dạ dày:

+ Biến đổi lí học: nhào trộn, co bóp, trộn thức ăn với dịch vị. Đẩy thức ăn xuống ruột theo từng đợt,

tiết dịch vị

+ Biến đổi hoá học:

protein dạng chuỗi dạng được e.pepsi  tạo thành protein dạng chuỗi ngắn

- Tiêu hoá ở ruột non:

+ Biến đổi lí học: dịch mật dịch tuỵ khi thức ăn chạm vào lưỡi, dịch ruột tiết ra khi thức ăn chạm vào niêm mạc ruột. lớp cơ co bóp để thức ăn thấp đều dịch tiêu hoá

+ Biến đổi hoá học: nhờ ezim tác dụng:

Tinh bột và đường đôi --> đường đơn

Lipit --> Axit béo và glixerin

Axit nucleic --> Các thành phần cấu tạo của nucleotit

 

1. Tìm hiểu về cấu tạo sơ bộ và chức năng của dạ dày

Dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa, phía trên dạ dày thông với thực quản qua tâm vị còn phía dưới thông với ruột non qua môn vị. Dạ dày được chia thành 3 phần: đáy vị, thân vị và hang vị.

Thành phần cấu tạo

Dạ dày được ví như một chiếc túi lớn trong hệ tiêu hóa. Nó có thể co bóp linh hoạt: ăn vào, dạ dày sẽ nở to. Dung lượng của dạ dày bình quân ở người trưởng thành khoảng 1.5 lít, trong đó bao gồm:

  • Thành dạ dày: có nhiều lớp, cơ lớp, cơ vòng tạo thành.
  • Bên trong dạ dày: có tế bào tuyến thể đặc biệt, có thể tiết dịch vị, có cả mạch máu và thần kinh.
  • Đầu dưới dạ dày: có cơ thắt môn vị, có thể thông với hành tá tràng.

Cấu tạo chi tiết của dạ dày chúng ta

Vai trò

Dạ dày là cơ quan dung nạp và chứa thức ăn, nó có 2 chức năng cơ bản đó là:

-Nghiền cơ học thức ăn và thấm đều dịch vị.

-Phân hủy thức ăn chúng ta ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa ở trong dịch vị.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày này khởi nguồn từ miệng và cuối cùng hoàn thành trong ruột non.

2. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày bắt đầu ngay từ khi thức ăn được đưa vào miệng. Răng của chúng ta nghiền thức ăn, còn các tuyến nước bọt sẽ tiết ra nước bọt để bôi trơn làm mềm đồ ăn.

Bước 1

Thức ăn đi vào dạ dày thông qua đường ống nối với thực quản. Tại đây, quá trình tiêu hóa ở dạ dày bắt đầu diễn ra.

Biến đổi lí học của thức ăn: Thức ăn chạm lưỡi và dạ dày sẽ kích thích tiết dịch vị, sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị. Sự phối hợp co bóp của các lớp cơ dạ dày sẽ làm nhuyễn, nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị để tạo thành khối nhão

Biến đổi hoá học của thức ăn: Một phần nhỏ thức ăn được phân giải nhờ enzyme amylase (đã được trộn đều khi còn ở khoang miệng) thành đường mantose ở giai đoạn đầu. Khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị. Pepsin có trong dịch vị sẽ phân cắt protein còn nhiều loại enzyme khác sẽ đóng vai trò khác nhau để tiêu hóa các chất.

Bước 2:

Khối thức ăn đã làm nhuyễn trên được đẩy xuống hang vị dạ dày và đi qua môn vị xuống tá tràng từng chút một, rồi đi xuống ruột non. Hệ thống ruột non (dài hơn 3m) là nơi hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng của thức ăn. Tiếp theo tụy sẽ tiết ra dịch tụy, gan sẽ tiết ra dịch mật để phân giải thức ăn cho ruột dễ hấp thu dinh dưỡng.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày xong thì thức ăn sẽ xuống ruột non để hấp thụ dinh dưỡng

Bước 3:

Quá trình trên diễn ra trong khoảng 1 giờ 30 phút. Sau đó, phần thức ăn còn lại (hầu hết chuyển thành bã và các tế bào chết từ ruột) được đưa xuống ruột già, qua phần ruột tịt (manh tràng có chức năng giữ thức ăn không bị trôi ngược lên phía trên)

Tại đây, ruột già sẽ có nhiệm vụ tách nước bên trong những gì còn lại. Tại ruột già có rất nhiều vi khuẩn có nhiệm vụ tiết ra enzyme phân giải cấu trúc carbonhydrate phức tạp mà dạ dày và ruột non chưa tiêu hóa được. Sau đó, khối phân được tạo thành dồn lại, khi đạt được 1 lượng đủ để kích thích co bóp và được tống đẩy ra ngoài qua hậu môn trực tràng. Quá trình tiêu hóa kết thúc tại đây.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày là quá trình sinh học khép kín, tuy nhiên thời gian tiêu hóa thức ăn ở mỗi người có thể khác nhau. Do đó, để tránh những tác động xấu nhất có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa ăn, mỗi người nên tự đảm bảo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhé.

CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA Ở RUỘT NON DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Trong hệ tiêu hóa, ruột non là bộ phận nằm phía sau dạ dày và phía trước so với ruột già. Đây là bộ phận đảm nhận việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của phần lớn thức ăn được đưa vào cơ thể.

Đặc điểm cấu tạo của ruột non

Ruột non bao gồm 3 phần chính là tá tràng (đoạn đầu của tá tràng được gọi là hành tá tràng), hỗng tràng và hồi tràng. Giữa tá tràng và hỗng tràng được chia ranh giới bởi dây chằng Treitz. Giữa hỗng tràng và hồi tràng thì không có ranh giới phân chia, sự phân chia giữa hai phần này trên thực tế chỉ là quy ước.

Ruột non là ống dài nhất trong ống tiêu hóa. Ở người trưởng thành, ruột non có chiều dài 280 cm. Niêm mạc ruột non là nơi chứa các hạch bạch huyết đơn độc. Tuy nhiên ở hồi tràng thì các hạch bạch huyết lại tập trung thành từng đám và được gọi là các mảng Peyer.

Mô tả cấu tạo của ruột non

Các hiện tượng cơ học diễn ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non

Quá trình diễn ra hoạt động tiêu hóa, vận động tại ruột non được phân ra như sau:

– Co bóp phân đoạn

Là hoạt động diễn ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non có tác dụng nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa, luân phiên đưa thức ăn mới đến tiếp xúc với các tế bào hấp thu và những enzym trên bề mặt của chúng.

Co bóp phân đoạn diễn ra như sau: Khi thức ăn được đưa vào ruột non (nhũ trấp) sẽ diễn ra sự căng tràn thành ruột, kích thích sinh ra hiện tượng co bóp đồng tâm ở các khoảng nhất định dọc theo ruột non. Mỗi đoạn co bóp này có chiều dài khoảng 1cm.

Một nhóm co bóp như trên sẽ chia ruột non thành từng đoạn y như hình ảnh một chiếc xúc xích. Khi một nhóm co bóp phân đoạn giãn ra thì một nhóm co bóp khác lại được bắt đầu tại những điểm ruột mới (nằm giữa các đoạn co bóp trước). Ta có thể thấy, những đoạn ruột trước co thì giờ được giãn ra và những đoạn ruột trước đang giãn thì nay được co lại.

– Co bóp nhu động

Là hoạt động diễn ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non có tác dụng đẩy nhũ trấp dọc theo ruột về phía ruột già. Hoạt động này có tốc độ từ 0,5 – 2cm/giây. Tốc độ này nhanh hơn khi ở tá tràng và phần trên hỗng tràng, sau đó chậm dần.

Co bóp nhu động hầu hết là những sóng yếu, thường tắt sau khi nhũ trấp dịch chuyển được khoảng 3 – 5cm. Vì vậy, sẽ mất khoảng 3 – 5 giờ đồng hồ thì các co bóp nhu động mới đẩy được khối nhũ trấp từ tá tràng tới van hồi – manh tràng.

– Phức hợp vận động di chuyển

Khi cơ thể chúng ta bị đói (khoảng thời gian giữa các bữa ăn), cứ cách một khoảng thời gian khoảng 90 phút sẽ diễn ra những đợt sóng nhu động mạnh đi dọc từ dạ dày tới ruột và đến van hồi manh tràng. Hoạt động này được gọi là những phức hợp vận động di chuyển.

Nếu sóng nhu động thông thường chỉ di chuyển được vài centimet rồi tắt thì các phức hợp vận động di chuyển này có khả năng đi dọc toàn bộ chiều dài của ruột từ dạ dày đến đoạn cuối của ruột non. Hoạt động này có khả năng “quét sạch” tất cả những mẩu thức ăn, chất nhầy, dịch tiêu hóa dư thừa hay các tế bào ruột non bị bong rơi vào lòng ruột để giữ cho dạ dày và ruột non hoàn toàn “sạch sẽ” giữa các bữa ăn, chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra tiếp theo.

Mặt khác, chính những phức hợp vận động di chuyển này có vai trò ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ống tiêu hóa – nguyên nhân chính gây ra các rối loạn hấp thu.

Tìm hiểu: Vì sao sữa tốt cho hệ tiêu hóa?

Hoạt động bài tiết dịch trong hoạt động tiêu hóa ở ruột nonSự bài tiết dịch tụy

Tuyến tụy là một tuyến pha có cấu trúc bên trong giống cấu trúc của tuyến nước bọt. Dịch tụy là sản phẩm của tụy ngoại tiết. Sau khi bài tiết, dịch tụy chảy và ống Wirsung, ống này hợp với ống mật chủ ở bóng Valter rồi đổ vào tá tràng qua cơ thắt Oddi.

Thành phần và vai trò của dịch tụy

Dịch tụy là một chất lỏng trong suốt, có tính kiềm, chứa nhiều muối bicarbonat và tất cả các loại enzym cần cho sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng: Nhóm enzym tiêu hóa protein, nhóm enzym tiêu hóa carbohydrat, nhóm enzym tiêu hóa lipid và nhóm enzym tiêu hóa acid nucleic. Trong đó:

Mô tả tuyến tụy

– Nhóm enzym tiêu hóa protein:

  • Chymotrypsin: Được bài tiết dưới dạng tiền enzym là chymotrypsinogen. Sau đó, chymotrypsinogen được chuyển hóa thành thành Chymotrypsin bởi tác dụng của trypsin. Loại enzym này có tác dụng phân giải các liên kết peptid mà phần (-CO-) thuộc về các acid amin có nhân thơm.
  • Carboxypeptidase: Được bài tiết dưới dạng tiền enzym là procarboxypeptidase. Dưới tác dụng của trypsin nó sẽ chuyển thành carboxypeptidase hoạt động. Loại enzym này có tác dụng cắt rời các acid amin đứng ở đầu C của chuỗi polypeptid thành từng acid amin riêng lẻ.
  • Trypsin: Là loại enzym đảm nhận 2 chức năng: Phân giải các liên kết peptid có phần (-CO-) là các acid amin kiềm và hoạt hóa 2 tiền enzym chymotrypsinogen và procarboxypeptidase thành các enzym ở dạng hoạt động.

Ngoài ra, enzym Trypsin còn hoạt hóa chính tiền enzym của nó là trypsinogen bởi tác động của 3 cơ chế:

  • Do enteropeptidase của dịch ruột hoạt hóa.
  • Do trypsin vừa mới hình thành hoạt hóa.
  • Do cơ chế tự động hoạt hóa: Xảy ra khi có sự ứ đọng dịch tụy ở trong tụy, khi đó Trypsinogen có thể tự động chuyển thành trypsin hoạt động.

– Nhóm enzym tiêu hóa lipid

Bản thân các enzym tiêu hóa lipid là những hợp chất hòa tan trong nước nên chúng chỉ có thể tấn công các hạt mỡ trên bề mặt của chúng. Vì vậy, để tiêu hóa được lipid thì lipid phải được nhũ tương hóa. Theo đó,

  • Lipase dịch tụy: Là enzym có tác dụng phân giải các Tryglycerid đã được nhũ tương hóa thành acid béo và monoglycerid.
  • Phospholipase: Có tác dụng cắt rời các acid béo ra khỏi phân tử phospholipid.

– Nhóm enzym tiêu hóa carbohydrat

  • Amylase dịch tụy: Là enzym có tác dụng phân giải tinh bột chín và sống thành đường đôi maltose.

Ngoài ra, một lượng nhỏ amylase dịch tụy sẽ được hấp thu vào máu. Nếu mắc bệnh lý viêm tụy cấp thì amylase trong máu sẽ tăng lên – Đây chính là dấu hiệu để chẩn đoán viêm tụy cấp.

  • Maltase: Có tác dụng phân giải đường đôi maltose thành đường glucose

Điều hòa bài tiết dịch tụy trong tiêu hóa ở ruột non

Quá trình điều hòa tuyến tụy

Dịch tụy được bài tiết theo hai cơ chế: Thần kinh và hormon.

Theo đó, sự bài tiết dịch tụy khi ăn được chia thành 3 giai đoạn là:

  • Giai đoạn đầu: Dịch tụy chiếm khoảng 20% dịch tụy của toàn bữa ăn.
  • Giai đoạn dạ dày: Dịch tụy chiếm khoảng 5 -10%.
  • Giai đoạn ruột: Đây là giai đoạn dịch tụy được bài tiết rất nhiều, chiếm khoảng 70-80%. Sở dĩ như vậy là bởi có 3 cơ chế tham gia kích thích tiết dịch là:
  • Nồng độ ion H+ trong tá tràng kích thích tế bào S giải phóng hormon secretin. Secretin kích thích tế bào ống bài tiết dung dịch bicarbonat.
  • Các acid béo, acid amin, peptid kích thích tế bào I của tá tràng và hỗng tràng để giải phóng hormon cholecystokinin. Cholecystokinin có vai trò kích thích cả tế bào nang bài tiết enzym và tế bào ống bài tiết dung dịch bicarbonat.
  • Sự tham gia của ion H+, acid béo, peptid trong lòng ruột cũng kích thích bài tiết dịch tụy, đặc biệt là các enzym thông qua phản xạ dây X – dây X.

Sự bài tiết dịch mật trong hoạt động tiêu hóa ở ruột non

Mật là một sản phẩm bài tiết của gan. Đây là chất lỏng trong suốt có tính kiềm, có màu xanh hoặc vàng.

Trong dịch mật có các thành phần chính sau:

  • Muối mật: Là thành phần duy nhất trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa. Nó có khả năng nhũ tương hóa tryglycerid để lipase trog ruột non có thể phân giải tất cả các tryglycerid trong thức ăn. Đồng thời, muối mật giúp hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid như: acid béo, monoglycerid hay cholesterol.
  • Cholesterol: Là nguyên liệu để sản xuất muối mật.
  • Sắc tố mật (bilirubin diglucuronide): Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa hemoglobin ở gan.

Khi được bài tiết bình thường vào ruột, sắc tố mật làm phân có màu vàng. Nếu sắc tố mật không được bài tiết xuống ruột mà bị hấp thu trở lại vào máu và bài tiết qua nước tiểu (khi bị tắc mật) thì sẽ gây ra các triệu chứng: Phân màu trắng, da và niêm mạc có màu vàng, nước tiểu vàng sậm.

Điều hòa bài tiết dịch mật

Quá trình này phụ thuộc vào 2 cơ chế:

  • Cơ chế thần kinh: Do dây X dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ tương tự cơ chế bài tiết nước bọt và dịch vị.
  • Cơ chế thể dịch: Do 2 hormon secretin và pancreozymin. Trong đó, secretin có tác dụng kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật và pancreozymin có vai trò kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột.

Sự bài tiết dịch ruột trong hoạt động tiêu hóa ở ruột non

Dịch ruột là chất lỏng có tính kiềm, bao gồm nước, các chất điện giải, chất nhầy và các tế bào bị bong ra.

Mỗi ngày, các tuyến Brunner và tuyến Lieberkuhn bài tiết ra khoảng 1800 ml dịch ruột. Trong đó:

  • Tuyến Brunner khư trú ở đoạn đầu tá tràng và bài tiết chất nhày mối khi thức ăn kích thích niêm mạc tá tràng, có sự kích thích dây X hoặc sự có mặt của hormon secretin.
  • Tuyến Lieberkuhn khư trú trên toàn bộ bề mặt của ruột non và nằm giữa các nhung mao

Các enzym tiêu hóa có trong dịch ruột sinh ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non

  • Enzym tiêu hoá protein: Aminopolypeptidase và dipeptidase
  • Enzym tiêu hoá lipid
  • Enzym tiêu hoá carbohydrat: Isomaltase, Maltase, Lactase và Sucrase.

Sự điều hòa bài tiết dịch ruột

Quá trình này phụ thuộc vào 2 cơ chế:

– Cơ chế thần kinh: Khi nhũ trấp (Thức ăn) có mặt trong ruột non sẽ gây ra các phản xạ tại chỗ để kích thích bài tiết dịch ruột. Lượng nhũ trấp càng lớn thì dịch ruột được bài tiết càng nhiều.

– Cơ chế hormon: Cơ chế này phụ thuộc vào 2 hormon secretin và cholecystokinin.

Như vậy, nhờ các enzym tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và muối mật được sinh ra và bổ sung cho ruột non trong quá trình tiêu hóa mà các thức ăn với protein, carbohydrat và lipid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng là các acid amin, monosaccarid, acid béo, glycerol mà cơ thể hấp thu được.