phân biệt Đạo đức với Pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người? ( trình bày theo bảng đầy đủ các tiêu chí: Khái niệm, tính chất, nguồn gốc, nội dung, hình thức thể hiện, phương thức tác động, ví dụ?)

2 câu trả lời

-Về khái niệm:

+ Đạo đức: Là một phương thức điều chỉnh hành vi con người mang tính tự nguyện, tự ý thức về hành vi của mình.

+ Pháp luật : Mang tính bắt buộc, cưỡng chế; được quy định bằng văn bản luật của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuân theo.
-Về tính chất: 

+ Đạo đức: Mang tính tự giác.

+ Pháp luật: Mang tính chất bắt buộc phải thực thi.

-Về nguồn gốc:

+ Đạo đức: Từ thực tế, văn hóa của cuộc sống.

+ Pháp luật: Do Nhà nước ban hành.

-Về nội dung:

+ Đạo đức: Bao trùm tất cả, rộng hơn pháp luật.

+ Pháp luật:  Hạn chế trong phạm vi nhất định, không có cảm xúc, ý thức xen vào.

-Về hình thức:

+ Đạo đức: Thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng.

+ Pháp luật: Thể hiện mối quan hệ giữa công dân với cộng đồng hoặc công dân với Nhà nước.

-Về phương thức:

+ Đạo đức: Thể hiện qua lời răn dạy, bổn phận và chuẩn mực của con người.

+ Pháp luật: Thể hiện bằng quyền, nghĩa vụ của người công dân.

- Ví dụ:

+ Đạo đức: Gặp người lớn tuổi phải chào hỏi. Kính trên nhường dưới.

                     Có ý thức giữ gìn,bảo vệ môi trường.

+ Pháp luật: Khi tham gia giao thông, người tham phải chấp hành nghiêm những nội quy đã được ban hành.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm