Phân biệt 3 đại phân tử hữu cơ cacbohiđrat, lipit, protein (thành phần hóa học, cấu trúc chức năng, tính chất)
2 câu trả lời
Đáp án:
I, Cacbonhidrat (Saccarit)
Là những hợp chất cấu tạo từ 3 nguyên tố C,H,O theo nguyên tắc đa phân. Công thức chung của Cacbonhirat là Cn(H2O)m với (m,n >= 3 và n,m thuộc N)
1, Cấu trúc của cacbonhidrat
Tuỳ theo số lượng các đơn phân trong phân tử mà Cacbohiđrat được chia thành: đường đơn, đường đôi và đường đa.
– Cấu trúc của monosaccarit (Đường đơn): Gồm các loại đường có từ 3 – 7 nguyên tử Cacbon trong phân tử. Tuy nhiên, phổ biến và quan trọng nhất là: Hexozo (6C- có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử đường đơn) bao gồm glucozo (C6H12O6 – Đường nho), fructozo (C6H12O6 – đường mật ong), galactozo (C6H12O6 – đường sữa); Pentozo (5C) bao gồm ribozo (C5H10O5 – có vai trò quan trọng trong cấu tạo của ARN, ATP, ADP,… ), Deoxyzibozo (C5H10O4 – Thành phần cấu trúc của ADN).
– Cấu trúc của đisaccarit (Đường đôi): Gồm hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicozit và loại đi một phân tử nước sau khi hình thành đường đisaccarit.
Những đường đôi thông dụng bao gồm: Saccarozo (Đường mía – cấu tạo từ glucozo + fructozo); Lactozo (đường sữa, glucozo + galactozo); mantozo (Đường mạch nha, glucozo + glucozo); Trehalozo (Đường cỏ, Glucozo + Glucozo); …..
– Cấu trúc của Polisaccarit (Đường đa – ): Là những phân tử được cấu tạo từ những monosaccarit qua phản ứng trùng ngưng và loại nước. Polisaccarit có hai dạng mạch là mạch thẳng và mạch phân nhánh.
Mạch thẳng bao gồm xenlulozo (có trong màng tế bào thực vật); Kitin (có trong vỏ các loài giáp xác). Mạch phân nhánh bao gồm Tinh bột và glicozen (dự trữ trong gan)
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG)
Cấu trúc hóa học
- Là hợp chất hữu cơ chứa 3 loại nguyên tố: cacbon, hiđrô và ôxi.
- Gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.
a) Đường đơn (Mônôsaccarit)
- Ví dụ: Glucôzơ, Fuctôzơ (đường trong quả), Galactôzơ (đường sữa).
- Có 3 – 7 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vòng.
b) Đường đôi (Đisaccarit)
- Ví dụ: Đường mía (Saccarôzơ), mạch nha, Lactôzơ, Mantôzơ…
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glicôzit.
c) Đường đa (Pôlisaccarit)
- Ví dụ: Xenlulôzơ, tinh bột, Glicôgen, Kitin…
- Có rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.
- Xenlulôzơ: các phân tử liên kết bằng mối liên kết glicôzit. Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế bào thực vật.
2. Chức năng
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Ví dụ: Kitin cấu tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng.
LIPIT
Đặc điểm chung
- Có tính kị khí.
- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần hóa học đa dạng.
Cấu tạo và chức năng của lipit
a) Mỡ
- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo (16 – 18 nguyên tử C).
- Mỡ ở động vật chứa axit béo no.
- Mỡ ở thực vật và một số loài cá tồn tại ở dạng lỏng (dầu) là axit béo không no.
- Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.
b) Phôtpholipit
- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.
- Chức năng: Tạo nên các loại màng tế bào.
c) Stêrôit
- Cấu tạo: Chứa các nguyên tử kết vòng.
- Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và một số hoocmôn.
d) Sắc tố và vitamin
- Một số vitamin A, D, E, K… và sắc tố như Carôtenôit cũng là một dạng lipit.
- Chức năng: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.
Giải thích các bước giải:
Cấu trúc hóa học prôtêin:
– Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC
– Mỗi aa gồm 3 thành phần:
+ Nhóm cacbôxy – COOH
+ Nhóm amin- NH2
+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.
– Công thức tổng quát của 1 aa
– Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của aa này liên kết với nhóm cacbôxin của aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.
.Tính chất của prôtêin:
Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng + thành phần + trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Chức năng của prôtêin:
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
Điều hòa sự trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể.
→Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.