Phải khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản vì A. nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. B. nhu cầu phục vụ xuất khẩu tăng. C. công nghệ chế biến còn lạc hậu. D. khai thác chưa hợp lí và hiệu quả. Câu 16. Sông ngòi Nam Bộ của nước ta có chế độ nước điều hòa hơn chế độ nước của sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ do A. lượng nước chảy lớn. B. lòng sông rộng và sâu. C. địa hình bằng phẳng. D. có nhiều sông lớn hơn. Câu 17. Khó khăn lớn nhất của địa hình miền núi đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là A. địa hình bị cắt xẻ mạnh gây khó khăn cho giao thông. B. địa hình núi đá vôi thường thiếu nước vào mùa khô. C. khí hậu phân hóa theo độ cao, khó phát triển nông nghiệp. D. nhiều dạng địa hình nên cần có nhiều loại hình sản xuất. Câu 18. Vì sao các cao nguyên ở Tây Nguyên được gọi là cao nguyên xếp tầng? A. Các cao nguyên rộng lớn, thoải. B. Độ cao khác nhau. C. Sườn của cao nguyên dốc. D. Cao và bằng phẳng. Câu 19. Các địa điểm Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn do A. độ ẩm không khí cao. B. ảnh hưởng của biển C. địa hình đón gió. D. nằm ở vùng vĩ độ thấp. Câu 20. Tại sao Việt Nam có cùng vĩ độ với Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng lại ấm và ẩm hơn? A. Có lãnh thổ trải dài. B. Có lãnh thổ hẹp ngang. C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. Câu 21. Nhận xét nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng ở nước ta? A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D. Sông ngòi bắt nguồn từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng. Câu 22. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối phát triển nhất vì A. không có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. B. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. C. có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu. D. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a. Câu 23. Sông ngòi nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có biểu hiện là A. phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ bị lũ lụt. B. sông có lưu lượng nước lớn, nhiều phù sa. C. phần lớn sông có hướng tây bắc - đông nam. D. lượng nước không đều giữa các hệ thống sông. Câu 24. Vì sao Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn hơn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh? A. Lượng mưa và lượng bốc hơi trung bình năm lớn nhất cả nước. B. Lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông. C. Lượng mưa không lớn nhưng mưa vào mùa thu đông nên ít bốc hơi. D. Lượng mưa lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi. Câu 25. Vì sao sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ mùa khô có lượng dòng chảy rất nhỏ? A. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn. B. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ. C. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều. D. Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu. Câu 26. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp là A. nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, lũ bão, ngập úng, hạn hán và sâu bệnh. B. có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ, bồi đắp phù sa. C. phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. D. phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. 4. Vận dụng cao (2 câu) Câu 27. Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM ( 0 C) Tháng I II III IV V VI VI I VII I IX X XI XII TP. Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19 TP. Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27 Theo bảng số liệu, cho biết biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hạ Long và Vũng Tàu lần lượt là A. 4 0 C, 12 0 C. B. 6 0 C, 12 0 C. C. 8 0 C, 14 0 C. D. 12 0 C, 4 0 C. Câu 28: Cho bảng số liệu sau: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: 0 C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng Nhiệt độ trung bình tháng 7 Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,3 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta? A. Giảm dần từ Bắc vào Nam, có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. B. Tăng dần từ Bắc vào Nam, có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương. C. Tăng dần từ Bắc vào Nam, tháng 7 ít có sự chênh lệch giữa các địa phương. D. Giảm dần từ Bắc vào Nam, tháng 7 ít có sự chênh lệch giữa các địa phương.

1 câu trả lời

Câu 15: D

Câu 16: B 

Câu 17: A

Câu 18: D 

Câu 19: C

Câu 20: C

Câu 21: B

Câu 22: D

Câu 23: B

Câu 24: A 

Câu 25: D

Câu 27: A

Câu 28: C 

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước