. Nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau: a. Sau khi Tý Hon chào bố, họ đem nó đi, đi mãi (1). Đến xâm xẩm tối, Tí Hon nói (2): - Cho cháu xuống đất một lát, cháu cần lắm (3). (Chú bé Tí Hon) b. Các cháu nên hiểu rằng: giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến. (Hồ Chí Minh) c. Tự nhiên họ có mâm cỗ rất thú vị: đủ mặt từ giò lụa, thịt, trứng, cá, dưa muối, đủ cơm nếp, cơm tẻ, xôi, bánh… (Đào Vũ) d. Thời kỳ đánh Mỹ, công việc của hai chúng tôi đã khác nhau: anh vẫn là người cán bộ cầm quên, còn tôi lại chuyển sang nghề viết văn, viết báo.

1 câu trả lời

`a``)` Tác dụng của dấu hai chấm: báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.( lời nói của bé Tí)

`b``)` Tác dụng của dấu hai chấm: là lời giải thích cho bộ phận đứng trước( Những điều mà các cháu nên hiểu)

`c``)` Tác dụng của dấu hai chấm: là lời giải thích cho bộ phận đứng trước( Mâm cỗ thú vị)

`d``)` Tác dụng của dấu hai chấm: là lời giải thích cho bộ phận đứng trước( công việc trong thời kì đánh Mĩ)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì?

0 lượt xem
2 đáp án
2 phút trước