Nói đến mảng thơ ca của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày, các em hẳn còn nhớ bài thơ đã học: ''Đập đá ở Côn Lôn'' của Phan Châu Trinh. Tình cảnh, tâm trạng của Tố Hữu thể hiện trong bài thơ ''Khi con tu hú'' có gì giống và khác với chí sĩ cách mạng tiền bối?
1 câu trả lời
Tố Hữu sáng tác bài thơ "Khi con tu hú" tại Huế, tháng 7 - 1939 bài thơ này được in trong phần "xiềng xích", một trong ba phần của tập thơ "Từ ấy". "Khi con tu hú", được viết trong hoàn cảnh tác giả bị đế quốc Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên, do đó nội dung toát lên từ bài thơ là tâm trạng của một thanh niên yêu tự do nhưng lại đang bị trói buộc bởi cảnh tù đày.
Đang ở trong xà lim, Tố Hữu nghe vọng vào tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy nhắc anh nhớ đến thời gian đã vào hè. Một trong những thiệt thòi của người tù là bị tách khỏi môi trường hoạt động, tách rời xã hội, bị mất đi cái không gian bao la thoáng đãng chỉ còn lại cái không gian chật hẹp là bốn bức tường xám lạnh. Do vây, khát khao được tiếp xúc với con người ngoài đời, với không gian nhiều vẻ ở bên ngoài.
Cũng ở xà lim số 1 nhà lao Thừa Thiên, tháng 4 - 1939 Tố Hữu đã viết bài "Tâm tư trong tù":
"Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!"
Cho nên hàng ngày anh vẫn lắng nghe "tiếng đời lăn náo nức" từ bên ngoài dội vào. Để nắm bắt được những cái đó, anh chỉ có thể bằng một giác quan duy nhất: tai nghe. Từ âm thanh. qua trí tưởng tượng, anh có thể "ngửi", có thể "liếm" bất cứ hình ảnh nào ngoài đời thực, nhất là những hiện tượng trước đó anh đã từng được thấy.
Lần này tiếng chim tu hú đã giúp anh nghe thêm được cả tiếng diều sáo vi vu, tiếng ve ngân rộn rã. Anh hình dung được mọi cảnh vật gần xa, ngoài đồng, "lúa chiêm đang chín", chỗ này "bắp rây vàng hạt", chỗ nọ "trái cây ngọt dần"
Anh còn thấy được, nghe được với cả một không gian vô cùng rộng lớn. Thoáng đãng và đẹp đẽ:
''Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".
Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi nhớ trong anh những mùa hè đẹp đẽ và đầy sức sống với bao màu sắc âm thanh, màu vàng của lúa đương chín, của bắp đã già, màu đỏ hồng của trái cây vào độ ngọt dần, của nắng vào buổi sớm, màu xanh của vườn cây và của trời cao thăm thẳm...
Mùa hè đẹp và đầy sức sống ấy càng làm sôi sục trong anh bằng máu nóng của người thanh niên yêu nước, nhưng cũng chính vì lòng yêu nước thiết tha trong anh đã đưa anh về với tiếng gọi của quê hương của một mùa hè náo nức.
Cả khoảng không gian quen thuộc của xứ Huế đang chuyển mình vào hè càng làm anh tiếc những thời gian đã mất ở chốn lao tù, càng thôi thúc những khát khao trước hoạt động phong trào cách mạng. Anh muốn được tự do, phải được tự do! Anh muốn phá tung tù ngục để ra ngoài hoạt động cho đời:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hề ôi!"
Với sức yếu của thân tù trong tay không ruột tấc sắt, ngày đêm bị nhốt trong xà lim thì anh làm sao thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt.
Khốn nỗi, ngoài kia chim tu hú cứ kêu, cứ gọi bầy, nghe như thúc giục làm cho anh càng sốt ruột, càng uất ức vì cảnh mình đang bị giam cầm:
"Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".
Tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ "Khi con tu hú" là tâm trạng của một người thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, là tâm trạng của một chiến sĩ cách mạng khát khao được hoạt động cho phong trào nhưng lại rất "uất" vì đang phải bó tay trong cảnh giam cầm.
Với bầu nhiệt huyết của người thanh niên thì tâm trạng ấy không thể kéo dài. Anh phải tìm mọi cách vượt ngục và mấy năm sau anh đã vượt ngục thành công.
Mik xin 5* và ctlhn ạ.