nhưng việc nên làm để bảo tồn,lan toả văn hoá lễ hội tại địa phương

2 câu trả lời

+ Những việc nên làm để bảo tồn , lan tỏa văn hóa lễ hội tại địa phương ;

+) Quảng bá 

+) Tuyên truyền 

+)  lưu giữ 

+) giới thiệu 

+) Phát huy giá trị sản phẩm 

Xác định công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ then chốt góp phần tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng trong thời kỳ đổi mới, hội nhập xây dựng và phát triển quê hương đất nước. Trong những qua thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII của Đảng về “xây dựng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 33-NQ/TW,  ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “ Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ thị số 39/1998/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Quyết định số 124/2003/QĐ – TTg, ngày 17/6/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 13 -NQ/TU, ngày 19/4/2007;  Nghị quyết số 25- NQ/TU, ngày 31/8/2016 của Ban Thường vụ  Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015…Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc và đã đạt được một số thành tựu cụ thể như:

          - Về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản: Từ năm 1998 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện trên 20 dự án nghiên cứu phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, dân ca, dân vũ, cùng nhiều phong tục tập quán truyền thống của đồng bào nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã tiến hành tổng hợp, nghiên cứu, biên tập, phát hành thành hàng chục đầu sách ở nhiều loại hình, lĩnh vực liên quan đến lịch sử, văn hóa, đồng sống sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc trưng, bản sắc văn hóa, con người Xứ Lạng cho nhân dân và các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Đây không chỉ là sản phẩm khoa học hoàn chỉnh mà còn góp phần tạo lập chất liệu nghệ thuật mang đậm tính dân gian bản địa, văn hóa tộc người để các văn, nghệ sỹ sáng tác, cải biên, chỉnh lý, nâng cáo các tác phẩm nghệ thuật phù hợp với thị hiếu của công chúng, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng, nâng niu và tự hào về dân tộc mình, quê hương đất nước mình.

          - Về in ấn, phát hành các ấn phẩm văn hóa: Thực hiện dự án đầu tư sản xuất và cung cấp các ấn phẩm văn hóa thông tin cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2015 đã tổ chức phân bổ, cung cấp, sách, báo, ấn phẩm văn hóa cho thư viện các huyện, điểm bưu điện văn hóa, tủ sách pháp luật của các xã, phường thị trấn, các thiết chế văn hóa, thể thao đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, các xã vùng III và xã vùng II có thôn vùng III từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia 31.458 bản (trong đó sách: 23 loại, 6.075 cuốn; tờ rơi, tờ gấp, tranh, hình ảnh minh họa: 8 loại 16.198 tờ; đĩa VCD: 13 loại, 9.185 chiếc).

          - Về công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học: Hoàn thành công tác kiểm kê trên địa bàn 11/11 huyện, thành phố; lập 08 hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phối hợp với Viên Âm nhạc và các tỉnh, thành phố xây dựng bộ hồ sơ di sản “Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam” trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; lập 21 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “nghệ nhân ưu tú”; 05 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”.

          - Tham gia, tổ chức các sự kiện: Song song với công tác nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của các dân tộc. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên đạo dàn dựng các chương trình, tiết mục văn hóa, văn nghệ quần chúng, nghệ thuật chuyên nghiệp được quan tâm, đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, tâm huyết phục vụ hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng, tiêu biểu về vùng đất, con người Xứ Lạng. Qua đó góp phần phát hiện, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật; kết nối, hội tụ, tạo lập không gian văn hóa cho các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, ươm mầm, nhen nhóm, giữ lửa cho phong trào, hoạt động, sự nghiệp văn hóa, văn nghệ  từ tỉnh đến cơ sở ngày càng lan tỏa và phát triển bền vững.

          - Về công tác truyền dạy, bảo lưu, trao truyền di sản văn hóa: Luôn được quan tâm, chú trọng, không chỉ  được  triển khai giảng dạy trong chương trình đào tạo của Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh;  hoạt động ngoại khóa của các trường Phổ thông trung học, trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn tỉnh mà còn được quan tâm, duy trì phát triển trong cộng đồng, đặc biệt là ở cơ sở thông qua các lớp truyền dạy do Sở VHTTDL tổ chức hàng năm, các buổi sinh hoạt ở các câu lạc bộ, tổ đội văn nghệ dân ca trực thuộc Hội bảo tồn dân ca tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh và các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn.