“Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Khi mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi - một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?” viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích trên. giúp mink nha (.-.)
2 câu trả lời
Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.
1) phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là miêu tả
2) những mùa quả lặn rồi lại mọc
=> câu trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ( lặn, mọc )
tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
như mặt trời, khi như mặt trăng
=> câu trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
tác giả đã ví quả như mặt trời, có khi như mặt trăng
tác dụng: làm cho câu văn sinh động hơn, hấp dẫn hơn
3) nội dung của đoạn thơ trên là nói về mùa quả