2 câu trả lời
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, mâu thuẫn và xung đột xã hội đang có chiều hướng gia tăng trên rất nhiều lĩnh vực, tính chất của các xung đột xã hội cũng ngày càng phức tạp. Ngoài ra, cuộc sống nhiều áp lực, căng thẳng khiến con người dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, bị ức chế, dễ dẫn đến xung đột xã hội:
1. Trong lĩnh vực kinh tế: tranh chấp đất đai (giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cộng đồng, nhóm người với nhau về giải tỏa, đền bù); tranh chấp hợp đồng kinh tế; phân chia tài sản, . . . .
2. Trong lĩnh vực xã hội: chính sách, chế độ xã hội và thực hiện chính sách. Những xung đột này thường xảy ra giữa các cá nhân, các nhóm dân cư, các nhóm xã hội với các cơ quan thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương. Sự đòi hỏi của người dân không được giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề của mình cũng có thể dẫn tới xung đột xã hội.
3. Trong lĩnh vực y tế (giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với bác sĩ, với cơ quan y tế). Nhiều xung đột cũng xảy ra giữa các cộng đồng dân cư (làng, xóm, dòng họ…) với các cơ quan thực thi quyền lực.
4. Trong lĩnh vực giao thông, xung đột xảy ra khá phổ biến, nhất là ở các đô thị lớn (do mật độ giao thông đông, người sử dụng phương tiện giao thông chưa có ý thức, văn hóa thấp kém của người tham gia giao thông, tình trạng tắc đường); thu phí BOT; đền bù giải phóng mặt bằng, . . .
5. Trong lĩnh vực giáo dục: dạy thêm học thêm; các khoản phí; trường công trường tư; chi phí và chất lượng; chất lượng và bằng cấp;
6. Trong lĩnh vực văn hóa, các xung đột diễn ra trong các lễ hội (như lễ hội đền Trần, lễ hội đền Gióng…). Những vụ việc tranh chấp, xô xát liên quan đến các di tích lịch sử văn hóa, cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo không phải là ít.
7. Trong lĩnh vực tôn giáo: tranh chấp về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự, truyền đạo trái pháp luật, vi phạm luật pháp hiện hành về tôn giáo, chứ không phải do nguyên nhân xung đột về niềm tin tôn giáo.
8. Trong lĩnh vực môi trường: xung đột giữa các cộng đồng dân cư với các công ty, doanh nghiệp hủy hoại môi trường. Trong thời gian tới, dưới tác động của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, các thảm họa môi trường, thảm họa do thiên tai mang lại sẽ có nhiều hơn các cuộc xung đột xã hội trong lĩnh vực môi trường.
9. Trong gia đình: xung đột giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em. Những xung đột xã hội ở cấp độ cá nhân, gia đình đang ngày càng mở rộng và phức tạp.
10. Trong quan hệ lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động: tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể liên quan đến HĐLĐ, tiền công, thời gian làm thêm, điều kiện lao động, BHXH, phúc lợi xã hội; vấn đề đình công.
Có thể thấy các mâu thuẫn và xung đột ở nước ta đều liên quan đến quyền và lợi ích của các bên. Trình độ nhận thức của người dân được nâng cao, thông tin được minh bạch hơn, Nhà nước tăng cường và đẩy mạnh dân chủ, người dân ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình, tham gia nhiều hơn vào quá trình giám sát xã hội, phản biện xã hội cũng làm lộ ra nhiều mâu thuẫn và xung đột xã hội.
Đặc biệt, những xung đột xã hội có nội dung đấu tranh, đòi hỏi về dân chủ, công khai, công bằng trong thực hiện các quyền, nghĩa vụ và chống quan liêu, tham nhũng, làm sai chính sách, pháp luật của một bộ phận cán bộ trong các tổ chức Đảng, chính quyền có chiều hướng tăng.
những mâu thuẫn trong hoạt động kinh tế?
-Những mâu thuẫn trong hoạt động kinh tế là
+Gây nhiều hiểu làm trong công việc làm
+Tranh giành chức vụ gây ra thù oán mâu thuẫn với nhau
+Cãi nhau vì làm sai bảng báo cáo
+Cả phòng làm hợp tác với nhau để người làm việc chăm chỉ nghỉ việc cho họ lên chức vụ cao
+Thù oán người mới lên chức làm mọi cách lật đổ người này xuống rồi mình lên làm thay
+Tranh giành khách hàng cho riêng mình
+Tìm thủ đoạn chơi xấu người đó
CHÚC BẠN HỌC TỐT