những cơ sở nào hình thành nên nhà nước văn lang nhà nước này ra dời có ý nghĩa gì với lịch sử nước ta

2 câu trả lời

- Cơ sở về xã hội :

+ Có sự tranh chấp, xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau.

+ Có sự phân hóa giàu nghèo mỗi ngày một rõ rệt.

+ Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.

- Cơ sở về kinh tế :

+ Công cụ đồng được sử dụng rộng rãi, trở nên phổ biến, không còn dùng công cụ bằng đá nữa.

+ Đã có sự xuất hiện của công cụ bằng sắt ( như trong truyện Thánh Gióng ).

+ Nghề nông trồng lúa nước là nghành kinh tế chính.

+ Dùng cày và sức kéo khi làm nông.

+ Ngành săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm gốm, đúc đồng luyện kim, v.v... cũng khá phát triển.

+ Có sự phân công lao động giữa ngành nông nghiệp và ngành thủ công nghiệp.

Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội.

Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm