Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 4 khổ thơ cuối của bài Quê Hương? Nhận xét tình cảm của tác giả đối vs cảnh vật,cuộc sống, con người của quê hương ông ( 4 câu thơ cuối luôn nka) AI NHANH VÀ ĐÚNG NHẤT MÌNH CHO CTLHN Ạ
2 câu trả lời
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong Quê hương: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã (so sánh)
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng (so sánh)
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm (nhân hóa)
- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ (ẩn dụ)
Tác dụng: khiến hình ảnh thơ trở nên cụ thể, hữu hình, sinh động hơn.
Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống, con người thấm đượm trong từng câu chữ, xuyên suốt chiều dài của tác phẩm.
+ Hình ảnh quê hương miền biển luôn in đậm trong tâm trí của tác giả tạo nên mạch cảm xúc dâng trào thể hiện qua những hình ảnh thân thương: con thuyền, buồm vôi, biển, cá bạc…
+ Nỗi nhớ quê tha thiết, tình cảm luôn hướng về quê hương nên từ đầu đến cuối vị mặn của biển ám ảnh khôn nguôi trong tâm trí nhà thơ.
→ Tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng.
Tế Hanh nhà thơ tạo nên bức tranh đầy màu sắc và sinh động về một làng quê ven biển, qua đó cũng là hình ảnh quê hương khỏe khoắn và thể hiện tình cảm của chính tác giả về quê hương vô cùng gần gũi và trong sáng.
Trong bài thơ Quê hương tác giả đã sử dụng một số các biện pháp tu từ gồm có:
- Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .Cánh buồm trắng hình ảnh quen thuộc được so sánh như là linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã” sự so sánh chiếc thuyền như tuấn mã đã giúp người đọc có cảm giác được sự mạnh mẽ của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả. Động từ “hăng” được sử dụng thể hiện sự hiên ngang, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền.
- Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”.
- Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
câu 2:
- Thấm đượm trong bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, bình dị như: chiếc thuyền, cánh buồm, mái chèo,... là những hình ảnh hết sức gần gũi và thân quen với tác giả. Những đồ vật ông chỉ cần nhớ đến đều gợi lên từng kỉ niệm tại quê nhà. Mỗi hình ảnh ông đều miêu tả với tâm thế nâng niu, lưu luyến.
- Con người trong bài thơ được nhắc đến với tình cảm yêu mến, gần gũi, sự kính trọng của một người con xa xứ luôn hướng tới quê nhà.
- Cuộc sống của những người dân chài quanh năm gắn liền với biển cả, gắn liền với chuyến ra khơi và bội thu trở về. Cuộc sống bình dị, yên ả trôi qua trên mảnh đất chài lưới thân yêu của tác giả.