nhận xét về việc sử dụng từ ngữ , giọng điệu , nhịp thơ , các hình ảnh thơ , cảm nhận về vị chúa tể sơn lâm , bài NHỚ RỪNG GẤP Ạ GIÚP EM VỚI
1 câu trả lời
Đoạn 2 và đoạn 3 là những đoạn hay nhất trong bài thơ. Từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu thơ trong 2 đoạn này là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Cảnh dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ da diết đến đớn đau của con hổ. Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi về cái thuở “ngày xưa” ấy được diễn tả bằng các từ ngữ được lặp di lặp lại nhiều lần : nhớ, nào đâu, đâu những; bằng tiếng than u uất với 1 thán từ và câu hỏi đầy nuối tiếc “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”. H/ả núi rừng đại ngàn hoang vu, hùng vĩ hiện ra qua các h/ả chọn lọc : bóng cả, củi già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc, đêm vàng bờ suối, cây xanh nắng gội, ngày mưa chuyên bốn phương ngàn... H/ả “những đêm vàng bên bờ suối” và con hổ “say mồi đứng uống ánh trăng tan” là 1 h/ả vừa hoang dại, vừa diễm lệ, huyền ảo, đầy chất thơ. H/ả “những chiểu lênh láng máu sau rừng" và con hổ “đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” là h/ả vừa man rợ vừa kiêu hùng. Trên cái nền cao cả và âm u ấy là h/ả con hổ oai phong, lẫm liệt. H/ả ấy đc diễn tà bằng những từ ngữ mạnh, sắc : tung hoành, hống hách, dõng dạc, đường hoàng, cuộn, quắc... Trong 2 đoạn thơ này, tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt, sắc thái nghĩa trang trọng của lớp từ Hán Việt đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể : khắc họa đậm nét hơn sự cao cả, lớn lao, phi thường của núi rừng và con hổ.
Nhạc điệu bài thơ phong phú, giàu sức biểu cảm, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ khi u uất, bực dọc, dằn vặt, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng.