Nhận xét về các hoạt động văn hóa

2 câu trả lời

Nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của người dân là hai lĩnh vực quan trọng có sự liên quan mật thiết, qua lại với nhau. Nhu cầu văn hóa càng cao, càng đa dạng sẽ tạo điều kiện làm phong phú các loại hình hoạt động văn hóa để đáp ứng nhu cầu đó. Ngược lại, hoạt động văn hóa phát triển sẽ là tiền đề làm nảy sinh những nhu cầu văn hóa mới theo hướng cao hơn, nhiều màu sắc hơn. Như thế, một khi nhu cầu văn hóa không được đáp ứng kịp thời, hay đáp ứng một cách thiếu đồng bộ, thì sẽ nảy sinh nhiều thiếu hụt trong hoạt động văn hóa, dẫn tới sự thụt lùi của cả hai bộ phận cấu thành này. Vì lẽ đó, việc chú ý đến nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa, một cách đồng đều, đa dạng, là một việc làm cần thiết, nhất là khi văn hóa ngày càng trở thành một động lực quan trọng của sự phát triển xã hội.

Thực tiễn vận động của nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa những năm vừa qua trên phạm vi cả nước cho thấy có khá nhiều vấn đề cần phải được chú ý đến một cách cụ thể hơn, có giải pháp rõ ràng hơn. Từ những bình diện chung nhất, xin nêu một vài nhận xét xung quanh vấn đề này.

Như đã nêu, nhu cầu văn hóa gắn chặt với hoạt động văn hóa. Mức độ thỏa mãn nhu cầu văn hóa của đại bộ phận nhân dân sẽ là thước đo hiệu quả hoạt động văn hóa. Hoạt động văn hóa sẽ kém hiệu quả nếu không theo kịp sự phát triển năng động của nhu cầu văn hóa hoặc vô tình hay cố ý thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận này mà bỏ qua nhu cầu của các bộ phận khác. Điều này dẫn đến sự mất cân đối trong việc phát triển hoạt động văn hóa, cũng như sự phát triển nền văn hóa.

Hiện nay, về nhu cầu văn hóa, đang có sự phân hóa rõ rệt thành nhiều cấp độ khác nhau. Nhu cầu giải trí, giải tỏa thông qua hoạt động văn hóa có chiều hướng phát triển mạnh và không đồng đều; việc thỏa mãn nhu cầu phần lớn nhằm vào cá nhân hay nhóm xã hội. Nhu cầu văn hóa ở cấp độ toàn bộ xã hội ít được chú ý. Điều này gây ra sự tản mạn, manh mún trong việc thực tiễn hóa nhu cầu văn hóa cũng như trong việc đáp ứng nhu cầu văn hóa toàn xã hội. Cũng chính điều này gây ra sự xuống cấp hàng loạt của các thiết chế văn hóa công cộng (nhà văn hóa, câu lạc bộ…) trong thời gian vừa qua. Sự hồi phục lại các thiết chế này phải trông chờ vào một giải pháp mới, trong đó, sự cải tiến mô hình và phương pháp hoạt động văn hóa là vấn đề trọng tâm, tiên quyết, cần được chú trọng đúng mức

- Về văn hóa:

+ Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hung dân tộc,…

+ Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý.

+ Nho giáo ngày càng phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng.

+ Nhân dân ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.

+ Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.