Nhận xét so sánh thể chế chính trị thực tiễn của liên hiệp VƯƠNG QUỐC ANH và BẮC AILEN với NHẬT BẢN XIN mng giúp em ai giúp đc để lại sđt em gửi card

2 câu trả lời

Chính trị Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland lập nền trên thể chế quân chủ lập hiến với thủ tướng đảm nhiệm vị trí đứng đầu chính phủ. Đây là hệ thống chính trị đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ Scotland, xứ Wales  Bắc Ireland. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và lưỡng viện Quốc hội: Viện Thứ dân (Hạ viện) và Viện Quý tộc (Thượng viện). Nhánh tư pháp độc lập với hai nhánh còn lại - hành pháp và lập pháp. Cơ cấu chính quyền này (còn gọi là Hệ thống Westminster) được áp dụng tại các nước khác như Canada, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Singapore, Malaysia  Jamaica, là những quốc gia thuộc Đế quốc Anh.

Hiến pháp Anh là hiến pháp bất thành văn, cấu thành bởi các qui ước, luật lệ cùng những nhân tố khác.

Hệ thống chính quyền này, thường được gọi là Mô hình Westminster, cũng được áp dụng tại các quốc gia khác như Canada, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Singapore, Malaysia, và Jamaica. Đây là những quốc gia từng thuộc Đế quốc Anh

Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và Cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu Chính phủ và chính Đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trường hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện). Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.

* ANH: 

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc AIlen là một quốc gia đơn nhất theo thể chế quân chủ lập hiến.Quân chủ có "quyền được tham vấn, quyền khích lệ, và quyền cảnh cáo". Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong bốn quốc gia duy nhất trên thế giới có một hiến pháp bất thành văn. Hiến pháp Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland do đó chủ yếu gồm một tập hợp các nguồn thành văn riêng biệt, gồm có các pháp quy, tiền lệ pháp và các hiệp định quốc tế, cùng với các quán lệ hiến pháp. Do không có khác biệt về mặt kỹ thuật giữa các pháp quy thông thường và "luật hiến pháp", Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thể thi hành "cải cách hiến pháp" bằng cách chỉ cần thông qua các đạo luật quốc hội, và do đó có quyền lực chính trị trong việc cải biến hoặc phế trừ bất kỳ các yếu tố thành văn hoặc bất thành văn của hiến pháp. Tuy nhiên, không có khóa quốc hội nào có thể thông qua các đạo luật mà các khóa quốc hội sau không thể cải biến.

* NHẬT: được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và Cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu Chính phủ và chính Đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trường hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện). Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.

P/s Bạn tự tìm chỗ giống và khác nha .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm