Nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945) .điểm giống nhau về nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918) với chiến trang thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
2 câu trả lời
Nguyên nhân:
- Những mâu thuẫn thị trường, thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó.
- Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng thỏa hiệp với các nước phát xít làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
- Nhưng với tính toán của mình Đức đã tấn công các nước Châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Sau khi tấn công Áo, Tiệp Khắc, ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba Lan dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Kết cục:
-Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-Ii-a, Nhật Bản. Toàn nhân loại đã phải gánh chịu hậu quả thảm khốc của Chiến tranh.
-Hậu quả của chiến tranh: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật thiệt hại vật chất gấp 10 lần Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc Chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại.
-Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu Á; Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa; Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
Điểm giống:
- Sự phát triển không đồng đều của các nước đế quốc và sự mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa không thể điều hòa được , tất yếu phải dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới .
- Hình thành hai khối quân sự kình địch nhau , hai khối quân sự này tích cực chạy đua vũ trang để gây chiến tranh chia lại thị trường và thuộc địa.
@tsuki
-Giống nhau:
+ Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
+ Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
+ Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
-Khác nhau:
+ Phe tham chiến:
Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.
Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.
+ Thành phần các nước tham chiến:
Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa
Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)
+ Phạm vi, quy mô
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;
+ Tính chất
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.
nêú hay mong bn vote 5 sao và 1 cảm ơn nha