Nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ thứ hai giống và khác nhau ở điểm nào?

2 câu trả lời

*Giống nhau

  • Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
  • Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
  • Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

*Khác nhau

- Phe tham chiến:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.

A)Nguyên Nhân

*Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau. ...

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

*Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia.

B)Tính Chất

*Tính Chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất:

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Mục đích tham chiến của các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền

*Tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh mang tính chất liên minh. Lực lượng đồng minh chống phát-xít, liên minh các quốc gia và các dân tộc trên thế giới đã đoàn kết, chung sức trong cuộc chiến đấu chống lại khối phát-xít xâm lược đứng đầu là phát-xít Ðức, Italy và quân phiệt Nhật

C) So Sánh Giữa Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Và Thứ 2

*Giống nhau

  • -Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
  • -Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
  • -Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

*Khác Nhau

- Chiến tranh thứ nhất bùng nổ do sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh (Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a). Chiến tranh thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, I-ta-li-a).

- Về quy mô, Chiến tranh thế giới thứ hai lớn hơn Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Chiến tranh thế giới thứ hai về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô, Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có các nước tư bản tham chiến, Chiến tranh thế giới thứ hai có cả sự tham gia của phe đối lập với tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội Liên Xô.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới được quy định trong hòa ước Vecsai – Oasinhton, Chiến tranh thế giới thứ hai thì trật tự thế giới là trật tự hai cực lanta Xô – Mĩ.

Như vậy, sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là sự tham chiến của Liên Xô.