Nguyên nhân, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai? Tính chất của cuộc chiến trước và sau khi Liên Xô tham chiến? nhanh nha

2 câu trả lời

 *Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

*Hậu quả

-Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc để lại nhiều hệ quả nặng nề ở nhiều nước không chỉ riêng các nước tham gia trận chiến. Theo thống kê cho thấy hơn 10 triệu người dân thiệt mạng, hơn 20 triệu người bị thương nặng. Nhà cửa, các công trình lớn nhỏ bị phá bỏ, chìm trong khói lửa.

-Người dân tang thương đói khổ, mất nhà tha hương khắp nơi. Các nước còn nợ nhau khối tiền khổng lồ cần được trả sau đó lâu dài. Gây tổn thất nặng nề tới nền kinh tế của các quốc gia mà cho tới nhiều năm về sau mất thời gian phục hồi. Thiệt hại tài sản tới hàng chục tỷ đô la.

-Bản đồ thế giới được phân chia lại mới, các nước phe đồng minh giành nhiều thắng lợi. Nhiều quốc gia ở Châu Âu thành con nợ lớn của đế quốc Mỹ. Thực chất cuộc chiến này không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa các nước mà còn khiến thù hận sâu hơn.

-Các nước Châu Âu khắc phục thiệt hại, chấp nhận đi lùi với tiến độ thời đại rất nhiều. Nước Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa, nước Đức mất hết thuộc địa. Cuộc cách mạng Nga thành công nhưng hậu quả chiến tranh để lại không hề nhỏ.

- Tính chát của chiến tranh:

+ Từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

Nguyên nhân:

- Những mâu thuẫn thị trường, thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó.

- Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

- Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối  nhân nhượng thỏa hiệp với các nước phát xít làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

- Nhưng với tính toán của mình Đức đã tấn công các nước Châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Sau khi tấn công Áo, Tiệp Khắc, ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba Lan dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Hậu quả:

-Hậu quả của chiến tranh: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật thiệt hại vật chất gấp 10 lần Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc Chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại.

-Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu Á; Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa; Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

Tính chất:

Trước khi Đức tấn công Liên Xô, Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Khi phát xít Đức tấn công và buộc Liên Xô phải tham chiến thì tính chất chiến tranh đã có sự thay đổi. Vì bản thân cuộc chiến tranh chống lại phát xít Đức của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Trên thế giới dần hình thành hai trận tuyến: một bên là các lực lượng phát xít hiếu chiến với một bên là các lực lượng hòa bình dân chủ do Liên Xô đứng đầu.
⇒ Khi Liên Xô tham chiến, tính chất của chiến tranh chuyển từ phi nghĩa sang chính nghĩa.

@tsuki

xin câu trả lời hay nhất