nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống quân nam hán 938. Đánh giá vai trì của nhân dân trong cuộc chiến đó
2 câu trả lời
NGhệ thuật quân sự :
Trận địa cọc ngầm là một nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật thủy chiến Việt Nam mà Ngô Quyền là người khởi xướng đầu tiên.
Ông chủ trương lợi dụng địa hình hiểm trở của núi rừng, sông nước vùng Đông Bắc bày một thế trận hiểm hóc và tập trung lực lượng mạnh để tiến hành trận chiến lớn, đánh bại quân địch ngay tại cửa sông Bạch Đằng. Theo kế sách này, quân ta đã bí mật bố trí các bãi cọc ngầm ở nơi hiểm yếu dưới lòng sông Bạch Đằng và triển khai các trận địa mai phục hai bên bờ, sẵn sàng đánh địch. Đúng như dự đoán của ta, khi bị kích động bởi bộ phận khiêu chiến, nhử địch, quân Nam Hán đã hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng và chúng đã mắc mưu - lọt vào trận địa mà ta đã bày sẵn. Khi nước thủy triều đang xuống, Ngô Quyền lệnh cho thủy quân từ các vị trí ở thượng lưu phản công kiên quyết, mãnh liệt đánh xuống chặn đầu, kết hợp với quân thủy, quân bộ mai phục hai bên bờ sông đánh vào bên sườn đội hình địch. Bị đòn đánh mạnh bất ngờ, quân địch không kịp trở tay, hoảng loạn tháo chạy hòng thoát ra biển, nhưng đâm vào trận địa cọc ngầm của quân ta. Trong thời gian ngắn, toàn bộ chiến thuyền của địch bị nhấn chìm, hầu hết quân địch bị tiêu diệt, trong đó có cả chủ soái Lưu Hoằng Tháo. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
Vai trò của nhân dân:
Tạo nên sứ mạnh tổng hợp giúp cuộc kháng chiến thắng lợi
Giúp Ngô Quyền thực hiện kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng nhằm tiêu diệt quân Nam Hán
Vun đắp truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta
Nghệ thuật quân sự độc đáo: Ngô Quyền đã tận dụng bãi cọc ngầm và thủy triều của sông Bạch Đằng
Vai trò của nhân dân:
-Tạo nên sứ mạnh tổng hợp giúp cuộc kháng chiến thắng lợi
-Giúp Ngô Quyền thực hiện kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đàng
-Vun đắp truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta