Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang.

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước:

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước.

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm:

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt.

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại!

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó.

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong.

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa?

Ngựa dừng lại ngạc nhiên:

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế!

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta?

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng…

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ.

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó.

- Ta phải ngồi vào chỗ đó.

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt.

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu:

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại!

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất.

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh!

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật.

Viết bài văn cảm nhân về chú rùa ....

Ai dúp với

1 câu trả lời

Đề bài: Biểu cảm bài Bánh trôi nước

                                                          Bài làm

  1. Mở bài

- Thời gian vẫn tuần hoàn theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ; con người cũng đổi thay theo quy luật của cuộc đời. Nhưng chỉ riêng những vần thơ là tồn tại mãi với thời gian và bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một trong những bài thơ như vậy. Bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để kín đáo nói về thân phận, phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

                                   “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

II.Thân bài

  1. a) Khái quát chung

- Nhắc đến Hồ Xuân Hương là nhắc đến bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà rất sắc sảo, có phần sâu cay như chính con người bà vậy.

- Bài thơ “Bánh trôi nước” được viết bằng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; cùng với lời thơ giản dị, tha thiết Hồ Xuân Hương đã miêu tả chân thực hình ảnh chiếc bánh trôi qua đó nói lên thân phận của người phụ nữ trong XHPK xưa

  1. b) Cảm nhận

- Bài thơ “Bánh trôi nước” giúp người đọc hình dung ra hình ảnh chiếc bánh tròn trịa được làm bằng bột gạo nếp pha tẻ, nhào nước cho thật nhuyễn sau đó nặn thành bánh bọc nhân bên trong. Người nặn phải thực sự kheó léo tỉ mỉ thì chiếc bánh mới đẹp. Bánh đc luộc trong nước sôi chìm nổi vài lần là chín.

- Bài thơ không chỉ đơn giản viết về hình ảnh chiếc bánh trôi đẹp đẽ trong trắng mà bằng biện pháp nhân hóa cùng ẩn dụ chiếc bánh trôi ấy đã hóa thân để bộc lộ cuộc đời chính mình. Phải chăng đó còn là hình ảnh ẩn dụ để chỉ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với nhiều bất công ngang trái.

* 2 câu thơ đầu

- Mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương viết:

                                   “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

- Cụm từ “Thân em” được Hồ Xuân Hương mở đầu cho bài thơ, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng đến những bài ca dao viết về đề tài than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến...

                                          “ Thân em như tấm lụa đào

                                        Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

- Nhưng ở đây, Hồ Xuân Hương không than thân trách phận mà bà khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ. Tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi “ vừa trắng lại vừa tròn” và quan hệ từ “vừa...vừa” giúp người đọc hình dung về người con gái vừa phúc hậu, vừa nết na, vừa tươi tắn, vừa trẻ trung. Có lẽ họ không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài qua tính từ trắng, tròn mà họ còn đẹp về tâm hồn và phẩm chất bên trong.

- Việc sử dụng thành ngữ ba chìm bảy nổi được tác giả biến hóa bằng nghệ thuật đảo ngữ “ bảy nổi ba chìm” làm câu thơ sâu sắc hơn. Nó giống như một điểm nhấn đặc biệt xuất hiện trong bài thơ. Hồ Xuân Hương đã mượn thành ngữ đó để nói lên cuộc đời trôi nổi, bấp bênh vô định mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng.

- Ở đây người đọc cảm nhận được một giọng thơ của tác phẩm có một điều gì đó xót xa thương cảm cho số phận họ hay phải chăng đó là nỗi niềm sinh ra từ cuộc đời bà. Bà hai lần lấy chồng nhưng hai lần bà đều là vợ lẽ. Hạn phúc đến với bà thật mỏng manh biết nhường nào.

* 2 câu thơ tiếp

- Đến câu thơ thứ ba, giọng thơ không còn than vãn, cam chịu mà nó giống như một lời khẳng định, ngợi ca đầy tự hào về thân phận của người phụ nữ:

“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

- Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ dường như không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình, hoàn toàn phụ thuộc vào “ tay kẻ nặn” - bàn tay của xã hộ phong kiến đã bóp nghẹt sự sống của họ, họ bị vùi dập, bất công, bị chà đạp bởi xã hội trọng nam khinh nữ.

=> Có thể nói ở xã hội ấy, người phụ nữ bị trói buộc, sống phụ thuộc, dẫu vậy mà người đọc vẫn nhận thấy trong thơ Hồ Xuân Hương rạng ngời lên nét đẹp tươi sáng, thuần khiết, phúc hậu mà em vẫn giữ tấm lòng son.

- Ở câu thơ cuối, giọng thơ đầy quả quyết, mang nét tự hào về tấm lòng sắc son của bao thế hệ phụ nữ Viẹt Nam xưa và nay.

- Quan hệ từ “mặc dầu... mà” được đặt ở 2 câu thơ cuối, dường như tôn thêm vẻ đẹp về phẩm chất đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa và trân trong, ngợi ca.

* Đánh giá

- Bài thơ “ Bánh trôi nước’ với ngôn ngữ bình dị, dân dã, sử dụng sáng tạo nghệ thuật đảo ngữ, đưa thành ngữ vào trong bài thơ cùng với một loạt các hình ảnh được sử dụng tinh tế, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa thương xót, vừa đau đớn đồng thời ca ngơi, cảm thông về vẻ đẹp thể xác lẫn tâm hồn phụ nữ trong xã hội xưa. Dù cuộc đời chìm nổi, bấp bênh bị xã hội phong kiến chà đạp nhưng ở họ vẫn sáng ngời lên phẩm chất đáng quý đó là lòng sắc son, thủy chung.

* So với người phụ nữ ngày nay được sống trong một xã hội bình đẳng, được học vấn, có địa vị, có tấm gương phụ nữ thành đạt.

III. Kết bài