nêu ý nghĩa của biển đông trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng

2 câu trả lời

* Kinh tế:

- Là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.

- Tạo điều kiện để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch...

- Ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

* An ninh quốc phòng: 

 - Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam

- Có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

vote 5*, cảm ơn và cho mình câu trả lời hay nhất nhaaaaa

Với vị trí địa chính trị của nước ta, biển luôn là địa bàn chiến lược, khu vực phòng thủ chiến lược. Lịch sử cho thấy, nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta được bắt đầu từ hướng biển. Ngày nay, vùng biển, đảo càng trở nên một hướng đặc biệt quan trọng, xung yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng.

Trong những năm qua Đảng ta đã có những quyết sách mang tầm chiến lược. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn với phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển”. Đại hội XII của Đảng xác định: “Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định: “Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 

Tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Đối với nước ta, biển, đảo không chỉ là bộ phận cấu thành chủ quyền, quyền chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là không gian sinh tồn và phát triển của các thế hệ người Việt Nam và phát triển kinh tế biển có quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với toàn bộ nền kinh tế đất nước và việc “vươn ra biển” đã trở thành xu thế lớn, định hướng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.

Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, thời gian qua, sự phát triển kinh tế biển đã được các ngành, các cấp quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều chính sách bảo vệ, quản lý và khai thác biển, đảo được ban hành và thực thi quyết liệt; nhiều địa bàn, vùng kinh tế gắn với biển được phát triển mạnh mẽ không chỉ tạo ra giá trị kinh tế phục vụ đời sống nhân dân, nhu cầu xã hội, mà còn tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu với nhiều thị trường trên thế giới. Đã hình thành nhiều khu sản xuất, đánh bắt, chế biển hải sản lớn; nhiều mô hình kinh tế biển hiệu quả.

Việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển, thềm lục địa ngày càng đa dạng, mang lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế quốc gia. Ngành dầu khí luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong kinh tế biển, là trụ cột, mũi nhọn của đất nước, góp phần tham gia giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trên biển. Ngành du lịch biển, hải đảo cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng du lịch biển và hải đảo; nhiều khu du lịch hiện đại, hấp dẫn được hình thành mỗi năm, thu hút hàng chục triệu khách quốc tế và trong nước. 

Đặc biệt, sự phát triển kinh tế biển đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng của quốc gia. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế biển, công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh trên vùng biển Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, BĐBP, Kiểm ngư đã được tăng cường mạnh mẽ về tiềm lực, tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, năng lực thực thi nhiệm vụ; là điều kiện bảo đảm, là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân vươn khơi bám biển và các hoạt động kinh tế trên biển và ven biển. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được giữ vững và ngày càng được củng cố vững chắc.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương. Là một quốc gia có thế mạnh về biển, Việt Nam càng phải hết sức coi trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này là phải duy trì môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giải quyết tốt các tranh chấp, xung đột bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật quốc tế về biển. Để đảm bảo được yêu cầu đó, việc củng cố quốc phòng, an ninh trên biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Việt Nam chúng ta QUYẾT THẮNG ĐẠI DỊCH COVID 19!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

3 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước