nêu vai trò của triết học ? nêu nội dung cơ bản của triết học? tại sao người nguyên thủy lại tin tưởng hoàn toàn vào thần linh, vận dụng những hiểu biết đã học để giải thích?

2 câu trả lời

1.nêu vai trò của triết học ?

Triết học ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp.
Theo người Ấn Độ, triết học đọc là darshana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Còn ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ "triết". Đó không phải là sự miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản chất của đối tượng.
Ở phương Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Philôsôphia”, nghĩa là "yêu mến sự thông thái". Triết học đợc xem là hình thái cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật.
Khái quát lại, triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con ngời về thế giới; về vị trí, vai trò của con ngời trong thế giới ấy.
Với quan niệm đó, triết học cổ đại không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà đợc xem là "khoa học của mọi khoa học".
2. nêu nội dung cơ bản của triết học?

Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại giữa vật chất và ý thức

- Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm 2 mặt
+ Mặt 1: GIữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau , cái nào quyết định cái nào
+ Mặt 2: Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan hay không

3. tại sao người nguyên thủy lại tin tưởng hoàn toàn vào thần linh, vận dụng những hiểu biết đã học để giải thích?

vì được hưởng những đồ người ta cúng tế cho thần linh, và trở thành môi giới giữa con người với thần linh, nên người ta tưởng rằng họ gần gũi thần linh hơn và nhận được nhiều sự quan tâm của thần linh hơn, từ đó họ trở nên khác với người thường và bắt đầu được thần thánh hóa lên. Việc trở thành chủng tính đặc quyền của giai cấp tư tế Bà-la-môn ở Ấn Độ, hay việc được hưởng nhiều đặc quyền của các tư tế Cơ Đốc giáo mà trong Cựu Ước đã nói đến đều có thể thuyết minh cho điều này.

THAM KHẢO
*)Vai trò của triết học là chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng, chọn lọc cũng như vận dụng những phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức, thực tiễn.

**) Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Ăngghen cũng đã trả lời cho câu hỏi “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?”, theo ông: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

- Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc giải hai mặt cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái triết học. Trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã xuất hiện nhất nguyên luận khi lấy việc thừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc ý thức) là cái có trước và quyết định cái kia, nghĩa là cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Nhất nguyên luận bao gồm nhất nguyên luận duy tâm (chủ nghĩa duy tâm, triết học duy tâm) và nhất nguyên luận duy vật (chủ nghĩa duy vật, triết học duy vật) Tồn tại trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này cùng với niềm tin vào nó dần dần hình thành nên thế giới quan.

***) Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao; nhóm Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm