Nêu vai trò của hậu phương và vai trò của mặt trận ngoại giao trong cuộc chiến tranh chống Pháp
1 câu trả lời
Giai đoạn 1967 - 1968 là thời kỳ đặc biệt trong cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của dân tộc ta. Trong cuộc kháng chiến này, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã phát huy trí tuệ, kế thừa truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ đi đến Ðại thắng mùa Xuân 1975, thu non sông về một mối.
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 diễn ra trong bối cảnh cuộc kháng chiến ngày càng diễn biến quyết liệt. Việc leo thang chiến tranh tại Việt Nam, ném bom đánh phá miền bắc, tàn phá và gây rất nhiều tổn thất cho thường dân, đã khiến nhân dân tiến bộ thế giới ngày càng quan ngại. Nhiều nước, nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã yêu cầu chấm dứt chiến tranh, kêu gọi các bên liên quan đi vào đàm phán tìm giải pháp chính trị, ngoại giao. Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Thủ tướng Ca-na-đa, Tổng thống Pháp… bày tỏ sẵn sàng làm trung gian hòa giải, đề nghị tôn trọng độc lập, thống nhất của Việt Nam, sớm đi vào thương lượng hòa bình. Trong bối cảnh đó, Mỹ đã tiến hành một đợt vận động ngoại giao lớn chưa từng có, với việc cử đặc phái viên đi thuyết phục hơn 40 nước, gửi thư cho nguyên thủ quốc gia của hơn 100 quốc gia và nhiều động thái khác nhằm biện minh cho cuộc chiến.
Trước tình hình trên, Hội nghị T.Ư lần thứ 13 (tháng 1-1967) nhất trí đẩy mạnh các đấu tranh ngoại giao, chỉ rõ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền nam là nhân tố quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Về nhiệm vụ cụ thể, mặt trận ngoại giao có nhiệm vụ đề cao lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và tuyên bố năm điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của các nước anh em, bạn bè yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ.
Triển khai chỉ đạo đó của T.Ư, ngày 28-1-1967 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trong trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài đã tuyên bố "…Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và các hành động chiến tranh khác chống lại miền bắc Việt Nam. Chỉ sau khi Mỹ thực hiện điều này thì VNDCCH và Mỹ có thể nói chuyện". Việc VNDCCH chủ động nêu khả năng đàm phán hòa bình là một chiến lược ngoại giao đúng đắn và đúng thời điểm, được đông đảo nhân dân dư luận quốc tế ủng hộ. Việc ta gắn thương lượng với việc đế quốc Mỹ chấm dứt ném bom miền bắc cũng làm đậm thêm tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân ta và làm nổi bật hành động vi phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia độc lập có chủ quyền, được quốc tế công nhận tại Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Các nước XHCN phần lớn các nước Không liên kết, các phong trào hòa bình, thậm chí một số nước phương Tây (Na Uy, Thụy Ðiển…) đều lên tiếng mạnh mẽ, tạo sức ép quốc tế rất lớn cho Mỹ - ngụy yêu cầu phải có giải pháp kết thúc chiến tranh.
Mặt trận ngoại giao qua đó đã góp phần giúp quân và dân ta bước vào Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 trong sự ủng hộ của quốc tế cũng như thế chủ động về chiến lược trên chiến trường.