nêu tình hình kinh tế; chính trị anh pháp đức cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
2 câu trả lời
Anh
Kinh tế :
-Trước năm 1870 sản lượng công nghiệp của Anh đứng đầu thế giới
-Sau đó tụt xuống thứ ba về sản luoqngj công nghiệp
-Có nhiều công ty độc quyền ra đời
Chính trị:
-Nước quân chủ lập hiến thay nhau nắm quyền
Pháp
Kinh tế :
-Trước năm 1870 đứng thứ hai về sản lượng công nghiệp trên thế giới
-Sau đó tụt xuống thứ tư thế giới về sản lượng công nghiệp
-Có nhiều công ty độc quyền ra đời nhất là trong lĩnh vực ngân hàng
Chính trị:
-Theo nền cộng hoà ba
Đức
Kinh tế :
-Trước năm 1870 đứng thứ ba thế giới về sản lượng công nghiệp
-Sau đó vươn lên đứng thứ hai thế giới vè sản lượng công nghiệp
-Có nhiều công ty độc quyền ra đời: luyện kim, than, dầu mỏ
Chính trị:
-Nước quân chủ lập hiến theo thể chế liên bang
Cho mk xin hay nhất
Kinh tế Anh:
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp
+ Tuy vậy, vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.
+ Anh chỉ dùng một lượng nhỏ tư bản đầu tư vào công nghiệp còn chủ yếu xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu là các nước thuộc địa.
- Kinh tế Pháp
+ Công nghiệp Pháp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ
+ Tư bản Pháp chủ yếu đem xuất cảng ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi
- Nhận xét chung: Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.
Chính trị ở Pháp: - 9/1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hòa thứ ba. Song phái Cộng hòa lại chia thành hai nhóm Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.
- Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các
- Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa (chủ yếu ở châu Á và châu Phi).
Chính trị ở Anh: Về hình thức, Anh là vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm hai viện thượng viện và hạ viện. Hai đảng (Bảo thủ và Tự do) thay nhau cầm quyền.
- Đây cũng là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin nhận định: chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.