Nêu tác dụng của các dấu câu được sử dụng trong các câu sau: a. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) b. Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì “nước đổ lá khoai”. (Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu) c. Thuyết minh về một món ăn của dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm).

2 câu trả lời

a. Chú Tiến Lê gọi Kiều Phương là đồng nghiệp vì chú biết cô bé có khả năng vẽ tranh rất đẹp. Chú gọi như vậy nhằm khen ngợi tài năng của cô bé và thẩm định rằng sau này, cô sẽ là đồng nghiệp (cùng nghề nghiệp) với mình

b. Dấu câu được sử dụng: dấu ngoặc kép.

- Tác dụng: nhằm để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

c.

c.Dấu câu được sử dụng: dấu ngoặc đơn.

- Tác dụng: nhằm để đánh dấu phần chú thích và bổ sung thêm thông tin cho người đọc.

           Chúc bạn học giỏi        

a. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn. 

→ Dấu ngoặc kép ở trong câu có tác dụng đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt , nhằm nhấn mạnh ý đồng nghiệp ở đây là người rất thân . 

b. Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì “nước đổ lá khoai”.

→ Dấu ngoặc kép ở trong câu có tác dụng đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt , nhằm nhấn mạnh hàm ý mỉa mai của tác giả về những lời nói của Va-ren .

c. Thuyết minh về một món ăn của dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm). 

→ Dấu ngoặc đơn nhằm giải thích cho vế đằng trước là một món ăn của dân tộc .

→ Dấu phẩy nhằm ngăn tách các món ăn , giúp người đọc dễ hình dung , dễ đọc hơn .