Nếu ở khổ 3, Thế Lữ đã vẽ lên một bộ tranh tứ bình về cảnh rừng bằng ngôn ngữ tài hoa của mình, thì các cảnh đó hiện ra như thế nào? Bằng biện pháp nghệ thuật nào?

2 câu trả lời

Cảnh rừng

-miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.

“Nào đâu ... ánh trăng tan”⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn

- “Đâu những ngày ...ta đổi mới” ⇒ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.

- “Đâu những bình minh...tưng bừng”⇒ cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.

- Cảnh tượng cuối cùng cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài

⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng

Biện pháp tu từ

Điệp từ "ta" "đâu"

Nhân hóa" "ta"

Câu hỏi tu từ "Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”, "Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”, "Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”

Chuyển đổi cảm giác "uống ánh trăng tan"

Các cảnh đó hiện ra như thế nào?

- Bức tranh tứ bình về núi rừng hiện lên tuyệt đẹp với vô vàn dáng vẻ.

+ Từ không gian thơ mộng, lung linh.

+ Rồi đến chan hòa ánh sáng, màu sắc, ấm áp, vui tươi.

=> Tất cả thời điểm trong ngày như sáng, chiều, ngày, đêm đều là không gian và thời vàng son  của chúa sơn lâm .

Bằng biện pháp nghệ thuật nào?

- Điệp ngữ "đâu"; "những".

- "Đêm vàng bên bờ suối" ẩn dụ cho quá khứ vàng son, rực rỡ.

- Hoán dụ "uống ánh trăng tan".

Câu hỏi trong lớp Xem thêm