Nêu những nét chính (gạch đầu dòng) về bối cảnh lịch sử thế giới (thời đại) những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đưa đến sự hình thành TTHCM
2 câu trả lời
a) Tình hình thế giới
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Các đế quốc đua nhau xâm lược các nước châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh. Sự xâm lược và bóc lột thực dân làm cho nhân dân các thuộc địa rất khổ cực. Mâu thuẫn giữa các đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau rất gay gắt.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 — 1918); để lại cho nhân dân thế giới những hậu quả rất nặng nề. Thực dân Pháp trút gánh nặng, tăng cường bóc lột, đàn áp cách mạng các nước thuộc địa.
Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin (1870 - 1924) đã bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, đưa ra lý luận về đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc; về nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong xây dựng chủ nghĩa xã hội... Sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 làm rung chuyển thế giới, thức tỉnh hàng triệu người, mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc và giải phóng dân tộc.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới được thành lập, thúc đẩy sự ra đời các đảng cộng sản và dẫn đến cao trào cách mạng thế giới (1919 - 1923). Tháng 7/1920. V.I Lênin gửi tới tới các Đảng Cộng sản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc và tìm thấy ở bàn Luận cương của Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.
Cuộc cách mạng Tân Hợi (10/1911) ở Trung Quốc, công cuộc Canh tân đất nước của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX; phong trào “bất bạo động“ của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ lãnh đạo những năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng đến tư tưởng, thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu nước Việt Nam.
b) Tình hình trong nước
- Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:
Đêm 31/8/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở toàn Việt Nam.
+ về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực.
+ về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất (1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam là trọng điểm.
Tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su, cà phê, chè...) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sẳt, thiếc, vàng...) để thu lợi nhuận nhiều và nhanh. Tư bản Pháp xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương. Ngân hàng Đông Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi.
Kết quả là nền kinh tế nước ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp.
+ về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc.
Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài.
- Sự thay đối tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam:
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
Giai cấp địa chủ, đa số là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước, căm ghét, vừa có tinh thần dân tộc chống Pháp, số đại địa chù, tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp là đối tượng của cách mạng.
Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, địa chủ, phong kiến bóc lột, cuộc sống cực khổ nên rất tích cực chống đế quốc và phong kiến.
Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản cuối thế kỷ XIX và nhất là “sự thức tỉnh châu Á” đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xô viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, nhiều dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được tự do, được hưởng quyền dân tộc tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập và dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922).
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Ở Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều anh hùng, danh nhân khác của dân tộc ta, sự kết hợp hài hòa giữa những điều kiện khách quan và chủ quan chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định dẫn tói hành động cách mạng và giành thắng lợi.