Nêu những dấu vết đầu tiên của con người có trên đất Hà Nội

2 câu trả lời

Con người đầu tiên có mặt trên đất Hà Nội: Khoảng hai vạn năm trước đây

Tại xứ đồng Đông Thành, trên khu Đường Cả (còn gọi là đường Cấm Xứ), thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những viên đá cuội có dấu vết ghè đẽo của con người. Mở rộng việc tìm kiếm ra nhiều địa điểm khác của xã Cổ Loa đã phát hiện thêm nhiều viên đá cuội có gia công. Bấy giờ nơi đây rừng còn phủ kín. Trong rừng có rất nhiều loại động vật sinh sống như voi, gấu, đười ươi, khỉ, vượn, trâu bò rừng, hoẵng, hươu, nhím… Dưới sông có cá, ba ba, trai, ốc… Con người bấy giờ kiếm sống chủ yếu bằng hái lượm kết hợp với săn bắt.

Hà Nội trong thời kỳ biển tiến: Khoảng một - hai vạn năm trước đây

Khoảng một - hai vạn năm trước, khí hậu trái đất ấm dần lên. Băng tan dồn một khối lượng nước rất lớn về các đại dương, dẫn tới hiện tượng biển tiến. Gần một nửa diện tích của lục địa Đông Nam Á nằm dưới mực nước biển. Vịnh Bắc Bộ ăn sâu vào đồng bằng, tới vùng thấp trũng của nam Hà Nội. Phần đất Hà Nội còn lại thì bị nhiễm mặn, nguồn thực vật ít đi, các đàn động vật lớn lùi sâu vào lục địa. Con người cũng lùi dần vào miền chân núi, ở hang động núi đá vôi hay vùng thềm cao.

Trong khoảng thời gian trên dưới một vạn năm đến trên dưới bốn ngàn năm cách ngày nay, vùng đất Hà Nội cũng như toàn bộ vùng châu thổ Bắc Bộ hầu như không có người ở.

Những viên đá cũ

 Hà Nội bước vào thời đại đồ đồng – văn hóa Phùng Nguyên: Khoảng 4.000 năm trước đây

Khoảng bốn ngàn năm trước bắt đầu một thời kỳ biển lùi. Đồng bằng Hà Nội, từ chỗ là những vùng biển hay các vũng đọng, được phù sa, các con sông bồi lấp dần thành miền rừng rậm, đầm lầy. Con người từ các miền chân núi dồn về quanh vùng trũng Hà Nội, bắt đầu công cuộc khai phá đất đai, xây dựng cuộc sống. Đây cũng là lúc, từ trong thế giới gỗ đá, cha ông ta đã tìm ra một loại nguyên liệu mới là đồng (đồng đỏ rồi đồng thau).

Trên địa bàn Hà Nội, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di chỉ văn hóa thuộc giai đoạn Phùng Nguyên (sơ kỳ thời đại đồng thau, cách nay khoảng trên dưới 4.000 năm). Đó là các di chỉ Đồng Vòng (huyện Đông Anh), Triều Khúc, Văn Điển (huyện Thanh Trì), Ngõa Long (huyện Từ Liêm), Quần Ngựa (quận Ba Đình), hồ Bảy Mẫu (quận Hai Bà Trưng)…

Hà Nội thời kỳ văn hóa Đồng Đậu: Khoảng 3.500 – 4.000 năm trước đây

Văn hóa Đồng Đậu thuộc giai đoạn trung kỳ thời đại đồng thau, phân bố trên nhiều địa điểm thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, có niên đại cách nay 3.500 – 4.000 năm. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hóa Đồng Đậu đã được tìm thấy, như các di chỉ Tiên Hội, Bãi Mèn, Xuân Kiều, Đình Chàng (lớp dưới) thuộc huyện Đông Anh…

Hà Nội thời kỳ văn hóa Gò Mun: Khoảng trên dưới 3.000 – 3.500 năm trước đây

Văn hóa Gò Mun thuộc giai đoạn hậu kỳ thời đại đồng thau, phân bố trên nhiều địa điểm thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, có niên đại cách nay khoảng trên dưới 3.000 – 3.500 năm. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Gò Mun đã được tìm thấy như các di chỉ Đình Chàng (lớp trên) (huyện Đông Anh), gò Chùa Thông (lớp dưới) (huyện Thanh Trì), Trung Mầu (lớp dưới) (huyện Gia Lâm)…

Hà Nội thời kỳ văn hóa Đông Sơn: Khoảng trên dưới 2000 – 3.000 năm trước đây

Văn hóa Đông Sơn là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của kỹ thuật luyện kim đồng thau và sơ kỳ sắt, niên đại từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên (TCN) đến đầu Công nguyên. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng Ngọc Lũ-sản phẩm của cư dân Việt cổ cách đây 2.000-3.000 năm

Hà Nội là một trong những nơi hội tụ của văn minh Đông Sơn – văn minh sông Hồng với trung tâm là khu vực Cổ Loa và vùng phụ cận. Có thể kể những di chỉ nổi tiếng như Hữu Châu, gò Chùa Thông (lớp trên) (huyện Thanh Trì); Trung Mầu (lớp trên và mộ), Đa Tốn (huyện Gia Lâm); vùng ven Hồ Tây (quận Tây Hồ), Ngọc Hà (quận Ba Đình); Đình Chàng (lớp trên và mộ), Đường Mây và đặc biệt là khu vực Cổ Loa (huyện Đông Anh).

Nước Âu Lạc ra đời: Năm 208 TCN

Từ văn hóa Phùng Nguyên, quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và văn minh sông Hồng đã được bắt đầu. Theo ghi chép của sử cũ kết hợp với nhiều nguồn tài liệu khác, nước ta lúc đầu có tên là Văn Lang, ra đời vào quãng thế kỷ VII – V TCN và kết thúc vào năm 208 TCN. Kinh đô của nước Văn Lang là Phong Châu (nay là huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ), đứng đầu là Hùng Vương.

Năm 208 TCN, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, theo truyền thuyết, Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán lên làm vua, hiệu là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh). Nước Âu Lạc tồn tại đến năm 179 TCN thì bị Triệu Đà thôn tính.

An Dương Vương xây thành Cổ Loa: Khoảng cuối thế kỷ III – đầu thế kỷ II TCN

Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN. Trong vòng trên dưới ba mươi năm đó, thành Cổ Loa, một công trình kiến trúc quân sự vĩ đại đã được hoàn thành, thể hiện tập trung nhất tài năng lao động sáng tạo, những tiến bộ về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật quân sự của người Việt cổ. Trong các thành cổ của Việt Nam còn để lại dấu vết đến ngày nay, thành Cổ Loa là cổ nhất và có quy mô thuộc loại lớn nhất.

Di tích thành Cổ Loa hiện nay bao gồm ba vòng thành khép kín, theo thứ tự từ trong ra ngoài là Thành Nội, Thành Trung và Thành Ngoại như nhân dân thường gọi.

Thành Nội hình chữ nhật, chu vi 1.650m, cao trung bình 5m so với mặt đất hiện nay, mặt thành rộng 6 – 12m, chân rộng 20 – 30m. Thành Nội chỉ mở một cửa trông thẳng vào đình Ngự triều di quy, tương truyền là nơi thiết triều của An Dương Vương.

Thành Ngoại cũng là một đường cong khép kín không có hình dáng rõ rệt, dài khoảng 8.000m. Thành Ngoại nay đã bị phá hoại nặng nề. Những đoạn thành còn lại cao trung bình 3 – 4m, chỗ cao nhất khoảng 8m, chân thành rộng khoảng 12 – 20m, mở 4 cửa là Nam, Bắc, Đông và Tây Nam, trong đó cửa Nam là cửa chung với thành Trung, cửa Đông là cửa sông nối liền với sông Hoàng Giang.

Tổng cộng chu vi cả ba vòng thành trên 16 km. Đó thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đặc biệt trong điều kiện kinh tế và kỹ thuật bấy giờ.

Nhân dân Cổ Loa – Âu Lạc kháng chiến chống Triệu: Đầu thế kỷ II TCN

Trong khi triều đình Cổ Loa cùng nhân dân Âu Lạc đang hăm hở xây dựng đất nước thì Triệu Đà, vua nước Nam Việt – một triều đình cát cứ phía Nam Trung Quốc, chuẩn bị kế hoạch xâm lược nước Âu Lạc, thôn tính thành Cổ Loa. Đã nhiều lần Triệu Đà kéo quân sang, nhưng An Dương Vương, nhờ biết đoàn kết quân dân, lại có thành Cổ Loa kiên cố và vũ khí lợi hại là “nỏ thần”, nên đều đánh lui được kẻ thù. Thành Cổ Loa vẫn đứng vững, nền độc lập được bảo vệ.

Thành Cổ Loa thất thủ: Năm 179 TCN

Sau nhiều lần xâm lược nước Âu Lạc tiến đánh thành Cổ Loa không thành công, Triệu Đà đã phải dùng đến mưu kế quỷ quyệt. Triệu Đà cho con là Trọng Thủy cầu hôn công chúa Mỵ Châu, con gái An Dương Vương. Trong ba năm ở rể tại thành Cổ Loa, Trọng Thủy đã dò la, nắm được việc bố phòng và mọi bí mật quân sự của An Dương Vương.

Về nước, Trọng Thủy cùng vua cha kéo đại quân sang xâm lược. Vì chủ quan, mất cảnh giác, thành Cổ Loa thất thủ (111 TCN), cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại, đất nước rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sự kiện này mở đầu thời kỳ đen tối của lịch sử nước ta – thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm./.

- Những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ở khu phía đông thành Cổ Loa, khi người dân đào huyệt mộ tại Đầm Cả đã làm lộ ra một số viên cuội có vết gia công ghè đẽo của con người. 

- Năm 1010, kinh đô được dời từ Hoa L­ư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Vùng đất Thăng Long - Hà Nội bư­ớc vào thời kỳ văn minh Đại Việt liên tục, mạnh mẽ hơn một nghìn năm và tiếp nối không ngừng đến ngày nay. Theo bước chân của các nhà khảo cổ học, những dấu tích thành lũy, cung điện, chùa tháp, đền đài, lò gốm... dần phát lộ đã phác nên diện mạo Kinh đô Thăng Long với những thăng trầm. Chúng ta được biết rằng còn có một “Hà Nội trong lòng đất” bên cạnh thư tịch về lịch sử Hà Nội.

⇒ Ở thành Cổ Loa và Thăng Long bạn nhé

Chi tiết đây nha ( mình sưu tầm đó :[ )

Dấu chân tiền nhân thời tiền - sơ sử

Những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ở khu phía đông thành Cổ Loa, khi người dân đào huyệt mộ tại Đầm Cả đã làm lộ ra một số viên cuội có vết gia công ghè đẽo của con người. 

Trong chương trình điều tra khảo cổ học và khai quật ở Cổ Loa lần thứ tư (tháng 3-1983), do cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, PGS.TS Hoàng Văn Khoán dẫn đầu, người ta tìm thêm được hơn 20 công cụ cuội ở các bậc thềm sông cổ Đầm Cả, Đường Rìu, xóm Cưu... (Cổ Loa). Các di vật này là công cụ chặt, nạo/ cắt tạo lưỡi ở rìa cạnh bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ, dùng nguyên liệu đá nham thạch có khả năng được người nguyên thủy lựa tìm ở phía bắc Cổ Loa. 

Những đợt điền dã khai quật sau đó của các nhà khảo cổ học ở vùng đồi gò Ba Vì, trên những triền đồi phía bắc huyện Sóc Sơn, khu di tích Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội), ở đền Thượng Cổ Loa... cũng thu được nhiều công cụ cuội ghè đẽo có tuổi cách ngày nay khoảng 20.000 năm. Đó là những chứng tích vật chất xưa nhất hiện biết về hoạt động của con người trên mảnh đất Hà Nội ngày nay được những “nhát cuốc” của giới khảo cổ học làm xuất lộ.

Sau lớp văn hóa Sơn Vi (cách ngày nay khoảng 20.000 năm) là những dấu tích đặc trưng nhất của nền văn hóa Hòa Bình ở Hà Nội đã được ghi nhận khi cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và cố Giáo sư Từ Chi phát hiện dấu vết cư trú (vỏ trai, ốc sông biển nhuốm thổ hoàng, xương thú gần hóa thạch, mảnh cuội chày nghiền) trên bề mặt hàng loạt hang động ở Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) vào tháng 3-1974.

Phát hiện quan trọng này đã đưa ra ánh sáng di tồn của tiền nhân cùng những bằng chứng vật thể khẳng định quá trình lao động khai phá của cư dân bên bờ “vịnh cổ” Hà Nội ngày nay. Rõ ràng, 4.000 năm trước, đây đã là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ với hệ thống sông ngòi dày đặc, thuận lợi để phát triển nghề trồng lúa nước. Hệ sinh thái - sản xuất này là nền tảng cho các lớp văn hóa thời tiền Đông Sơn và Đông Sơn phát triển nối tiếp nhau. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng vật chất về sự định cư liên tục của con người tại các làng cổ từ thời tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun) cho đến thời văn hóa Đông Sơn. 

Ở xung quanh khu vực Hà Nội, hàng loạt địa điểm quan trọng thuộc văn hóa tiền Đông Sơn - Đông Sơn đã được khai quật ở Văn Điển, gò Cây Táo, mộ thuyền sông Tô, gò Chùa Thông, Đại Áng (Thanh Trì). Người Hà Nội trong thời đại kim khí đã chiếm lĩnh gần như sớm nhất những đồng bằng màu mỡ ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ. Điều này được chứng minh đầy thuyết phục.

Di sản dưới lòng đất

Năm 1010, kinh đô được dời từ Hoa L­ư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Vùng đất Thăng Long - Hà Nội bư­ớc vào thời kỳ văn minh Đại Việt liên tục, mạnh mẽ hơn một nghìn năm và tiếp nối không ngừng đến ngày nay. Theo bước chân của các nhà khảo cổ học, những dấu tích thành lũy, cung điện, chùa tháp, đền đài, lò gốm... dần phát lộ đã phác nên diện mạo Kinh đô Thăng Long với những thăng trầm. Chúng ta được biết rằng còn có một “Hà Nội trong lòng đất” bên cạnh thư tịch về lịch sử Hà Nội.

Từ năm 1959, kho mũi tên đồng ở Cầu Vực (Cổ Loa) được phát hiện đã gây sửng sốt cho giới khảo cổ. Hàng loạt di chỉ như Đồng Vông, Bãi Mèn, Đường Mây, Đình Tràng, Tiên Hội, Xuân Kiều, thành Cổ Loa được khai quật nhiều lần, đem lại nhận thức mới về diện mạo văn hóa vùng đất Cổ Loa từ cách đây 4.000 năm - 2.000 năm.

Trước năm 1954, khi xây dựng các công trình trong khu vực nội thành Hà Nội, từ vườn Bách Thảo đến đê Bưởi, các làng Ngọc Hà, Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Kim Mã (Ba Đình) cũng đã làm xuất lộ khá nhiều vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc mang phong cách Lý - Trần cùng hàng vạn mảnh gốm, sứ. Năm 1973, tại công trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người ta phát hiện một đoạn tường thành Hà Nội thời Nguyễn, giếng và nhiều di vật có niên đại thế kỷ VII - IX. Cho đến những năm 2000, hàng loạt địa điểm đã được khai quật như: Khu vực Quần Ngựa, hồ Ngọc Khánh, số 5 Hoàng Diệu, 11 Lê Hồng Phong, Hậu Lâu, Đoan Môn, Bắc Môn, Văn Miếu, Tràng Tiền Plaza, 47 Hàng Dầu..., làm hé lộ bằng chứng vật chất mới. 

Đặc biệt, năm 2002 - 2003, khu di tích Hoàng thành Thăng Long phát lộ, được khai quật và nghiên cứu, góp phần khôi phục diện mạo Thăng Long - Hà Nội suốt chiều dài lịch sử. Cuộc khai quật khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã đem lại cho Thủ đô một Di sản văn hóa thế giới. Sau đó, năm 2006, hai di tích quan trọng khác là đàn Xã Tắc và đàn Nam Giao phát lộ. Qua khối tư liệu, hiện vật đồ sộ ẩn sâu trong lòng đất, các nhà khảo cổ học dần “giải mã” những bí ẩn của lịch sử, phác dựng lại diện mạo một kinh đô ngàn năm văn hiến, phồn thịnh qua các triều đại.

Tín hiệu tốt về sự hài hòa giữa “bảo tồn” và “phát triển”

“Trữ lượng” phong phú và giá trị to lớn của di sản khảo cổ học ở vùng Hà Nội đã được khẳng định. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mở rộng Thủ đô, nhiều di sản dưới lòng đất biến mất nhanh chóng trước khi được phát hiện, nghiên cứu. 

Những giá trị quý báu về nhiều mặt, đặc tính dễ bị tổn thương và không thể tái tạo của các di tích khảo cổ đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xác định được bản đồ quy hoạch khảo cổ học cho vùng Thủ đô - ở tầm nhìn rộng và dài hơn là cho cả quốc gia. Bản đồ quy hoạch khảo cổ học đó sẽ xác định vị trí, quy mô và giá trị của các di tích khảo cổ học cần được bảo vệ và có quy hoạch nghiên cứu phát huy giá trị một cách lâu dài. Đồng thời, qua việc nghiên cứu và xây dựng bản đồ quy hoạch khảo cổ học, chúng ta sẽ xác định những khu vực có di tích khảo cổ học quan trọng và đề ra quy định riêng cho khu vực đó.

Gần đây, ở Hà Nội đã có tín hiệu tốt theo hướng nói trên. Sau hơn nửa thế kỷ âm thầm “ngậm ngùi” vì nhiều lần bị xâm hại, đến nay, những giá trị đặc sắc và độc đáo của khu di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) đã được khẳng định và UBND Thành phố quyết định chọn phương án bảo tồn một phần khu di chỉ. Với những động thái tích cực từ nhiều phía (chính quyền, ngành Văn hóa, nhà khoa học, chủ đầu tư, doanh nghiệp) và sự chung tay chia sẻ của cộng đồng người dân Lai Xá, chúng ta có hy vọng nhìn thấy một hình mẫu mà ở đó bảo tồn văn hóa - lịch sử - khảo cổ đã cộng hưởng với sự phát triển của đô thị hiện đại. 

Rõ ràng, khi có sự “đối thoại” và nỗ lực tìm ra phương án tốt nhất, hài hòa giữa bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản, nhất là trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chúng ta tin tưởng rằng di sản sẽ “sống”, từ đó lan tỏa tinh thần này tới nhiều di sản khác, để cùng nhau cất tiếng nói về một Thủ đô văn hiến nghìn đời - nguồn lực mạnh mẽ cho một thành phố sáng tạo trong tương lai.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

I. Circle the correct one. “Too or Enough” 1) This car is too/enough old. We cannot go anywhere. 2) This book is too/enough thick for me to read. 3) That dress is cheap too/enough to buy. 4) This question is too/enough complicated to answer. 5) Everybody is too/enough excited about the holiday to focus on their work. 6) I can join that club. I’m young too/enough. 7) She can’t come with us to the bar. She’s too/enough young. 8) We have too/enough eggs to make a cake. 9) Do we have too/enough time to catch the bus? 10)This boy is too/enough noisy. I can’t study! 11)Mary’s room is too/enough dirty. Her mom is angry. 12)Tom is tall too/enough to join a basketball team. 13)This bag is too/enough heavy. I can’t carry it. II. Complete with “too” or “enough”. 1- She is clever ........................ to pass the test. 2- The skirt is ........................ long for you. 3- Kate is .......................young to drive a car. 4- There is ......................... meat in the fridge for the whole week. 5- I didn’t work hard ........................ to pass the exam. 6- We can’t buy the car because it is .......................expensive. 7- He can’t sleep because he drinks .......................much coffee. 8- Are you tall ...................... to reach that shelf? 9- They often take the bus to school because it’s ................... far to walk. 10- She isn’t fast ...................... to win the race. 11- There’s .......................food for everyone to eat. 12- She isn’t speaking clearly ................for me to understand. III. Complete the sentences with “too – enough” by using the words given. 1) I don’t want to eat that soup. It is _______________________. ( cold ) 2) She can’t come to party with us. She isn’t _______________________. ( old ) 3) They need much money. That car is _______________________ to buy. ( expensive ) 4) We don’t need to worry about the food. It is _______________________. (fresh ) 5) I missed the bus because I got up _______________________. ( late ) 6) I cannot buy that dress. It isn’t _______________________ for me to buy. ( cheap ) 7) I cannot climb that mountain. It is _______________________. ( high ) 8) You should help your sister. She is _______________________ to eat herself. (young) 9) It is _______________________ to see the way. ( foggy ) 10) He is _______________________ to win the race. ( fast ) 11) He is _______________________ to be the headmaster. ( qualified ) 12) Don’t want any help from him. He is _____________________ to help anyone. (rude) 13) The movie was _______________________. I couldn’t watch it. ( boring ) 14) Ben is _______________________ to solve the problems. He never studies. ( lazy ) 15) The questions were _______________________ to solve. ( difficult ) 16) Jeremy is _______________________ to talk people. ( shy ) 17) Ashley is _______________________ to pass the test. ( hardworking ) 18) I can’t wear this t-shirt. It is _______________________. ( small ) Giúp mk vs, tuy ns dài nhưg rấc cần sự giúp đỡ! Mk cần 2 bn lm ạ, bn nào có sức thì làm 2 bài, còn bn còn lại lm 1 bài a

4 lượt xem
1 đáp án
8 giờ trước