…. Nếu như con hỏi lời nào khó nói nhất, me sẽ chẳng ngại ngân nói với con rằng đó là lời xin lỗi: lời nào khi nói ra giúp con cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản hơn, thì con ơi, đó cũng là lời xin lỗi. ... Mẹ nhớ đến một câu chuyện của mẹ con mình. Con về nhà, mặt mày tiu nghỉu, buồn so và nói hôm nay con bị ghi sổ đầu bài. Con đã vô lễ với cô giáo khiến cô tức giận. Con kể rằng khi cô trả bài kiểm tra, thấy mình điểm kém con đã vò nát bài kiểm tra trước mặt cô. Cô giáo đã nổi giận trước hành vi đó của con. Và mẹ cũng thật kinh ngạc vì sao con làm thế. Con vừa khóc vừa nói con không có ý vô lễ với cô. Con chỉ giận mình và không muốn chấp nhận điểm số đó. Mẹ hiểu cảm giác của con vì trước đó hai mẹ con mình đã cùng ôn tập với kì vọng sẽ giành điểm thật cao. Nhưng dù thế nào con cũng không được phép hành động như thế. Nếu mẹ là cô giáo, mẹ sẽ buồn biết mấy. Khi phát bài kiểm tra học sinh bị điểm kém, cô đã buồn rồi. Trước thái độ của con, nỗi buồn ấy còn tăng lên biết bao lần. Cuối cùng, con cũng chấp nhận mình đã sai và hứa sẽ xin lỗi cô giáo vào tiết học sau. Mẹ nhớ buổi tối hôm đó, khi mẹ vào vai cô giáo và bao nhiêu tình huống con đưa ra để có thể xin lỗi cô... Con đứng ấp úng, phải tập dượt mấy lần mới đủ tự tin có thể xin lỗi cô vào ngày mai được... Cuối cùng, con trai mẹ cũng đã dũng cảm đứng trước cô giáo và nói lời xin lỗi. Me tin không một thầy cô giáo nào có thể không mêm lòng trước cậu học sinh cung kính đứng cúi đầu xin lỗi mong cô tha thứ. Nhưng cũng đừng bao giờ nghĩ rằng cứ phạm lỗi rồi xin lỗi là mọi việc sẽ ổn thỏa. Có những lỗi lầm không thể tha thứ, có những lời xin lỗi lặp đi lặp lại làm mất lòng tin người khác, làm mất lòng tự trọng của chính mình. Me mong các chàng trai của mẹ sẽ chẳng bao giờ ngại nói lời xin lỗi khi cần thiết... và cũng đừng bao giờ lạm dụng nó nghe con! Câu 1: PTBĐ của đoạn trích trên là gì? Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên? Câu 3: Hãy nên một BPTT được sử dụng trong văn bản trên Câu 4: Thông điệp em rút ra từ văn bản trên là gì
1 câu trả lời
1. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.
2. Nội dung chính: Nói về cách người mẹ dạy con nhận thức về lời xin lỗi. Mẹ dạy rằng lời xin lỗi là lời khó nói nhưng khi nói ra được thì bản thân sẽ thanh thản. Vì vậy trong một lần người con vô lễ với cô giáo, mẹ đã tận tình chỉ dạy, giúp con dũng cảm xin lỗi. Đồng thời cũng khuyên người con không nên lạm dụng lời xin lỗi.
3. Biện pháp tu từ: So sánh: Nếu mẹ là cô giáo, mẹ sẽ buồn biết mấy.
4. Thông điệp: Lời xin lỗi là một lời nói thiết yếu trong cuộc sống. Khi phạm lỗi thì lời xin lỗi giúp ta thể hiện bản thân đã nhận ra lỗi lầm và dũng cảm chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Lời xin lỗi xoa dịu trái tim của người mà ta đã gây ra tổn thương. Song không phải cứ phạm lỗi thì lời xin lỗi sẽ xóa nhòa tất cả. Vì vậy hãy cẩn thận hơn trong mỗi hành động của bản thân để không gây ra hậu quả rồi mới hối hận.