2 câu trả lời
- `ADN` nhân đôi theo các nguyên tắc:
· Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới tạo `ADN` con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của `ADN` mẹ
· Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các `Nu` ở mạch khuôn với các `Nu` tự do là cố định và theo nguyên tắc bổ sung:
+ `A` liên kết với `T` và ngược lại
+ `G` liên kết với `X` và ngược lại
· Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi `ADN` con có một mạch của `ADN` mẹ (mạch cũ) còn một mạch mới được tổng hợp
- Cơ chế nhân đôi của `ADN:`
· Dưới tác dụng của `Enzim` `ADN` - `Polymeraza,` một đầu của phân tử `ADN` sẽ tách các liên kết Hiđrô
· Hai mạch pôlinuclêôtit của phân tử `ADN` trở thành hai mạch khuôn (mạch gốc). Khi đó, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào vào tiếp xúc với các nuclêôtit trên hai mạch khuôn vừa được tách ra theo đúng nguyên tắc bổ sung:
+ `A` mạch khuôn liên kết với `T` môi trường và ngược lại
+ `G` mạch khuôn liên kết với `X` môi trường và ngược lại
· Hai mạch mới của hai `ADN` con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của `ADN` mẹ
* Nguyên tắc :
Qua trình tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc đa phân :
- Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ liên kết . Các Nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các Nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết vs T và ngược lại , G liên kết vs X và ngược lại
- Nguyên tắc bán bảo toàn : Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ ( mạch cũ ) , mạch còn lại đực tổng hợp dựa trên mạch cũ
Trích SGK trang 49 sinh 9
* Cơ chế :
Khi bắt đầu nhân đôi , phân tử ADN tháo xoắn , 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các Nucleotit trên mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt sẽ liên kết với các Nucleotit bên ngoài môi trường nội bào để hình thành mạch mới. Khi quá trình nhân đôi kết thúc, 2phana tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này phân chia cho 2 tế bào con sau này qua quá trình phân bào
Chúc bạn học tốt :3