Nêu nguồn gốc của mũ bảo hiểm

2 câu trả lời

Ý tưởng về chiếc mũ này được hình thành sau cái chết của một người nổi tiếng, Trung tá Thomas Edward Lawrence, thường được gọi là T. E. Lawrence, là một sĩ quan Quân đội Anh nổi tiếng vì vai trò của ông trong Cuộc nổi dậy của Ả Rập chống sự thống trị của Đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1916 - 1918. Ông được xem là người lãnh đạo chiến tranh du kích nổi danh nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, và là bậc thầy của phương thức "đánh và chạy" nhằm quấy rối và giam chân quân Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc đời hoạt động rộng rãi và phong phú của ông được mô tả sinh động trong các trang viết của chính ông đem lại cho ông danh tiếng "Lawrence xứ Ả Rập", một cái tên phổ biến rộng rãi nhờ bộ phim năm 1962 dựa trên cuộc đời ông. Năm 1935, T. E. Lawrence lái chiếc Brough Superior SS100 đã gặp tai nạn trên một đoạn đường hẹp gần ngôi biệt thự của ông tại Wareham. Nguyên nhân của vụ va chạm là do một chiếc hố trên đường đã khiến ông không nhìn thấy hai đứa trẻ đang đạp xe đến gần. Chuyển hướng để tránh chúng, Lawrence đã mất lái và văng ra khỏi xe. Cuộc đời ông kết thúc bằng một tai nạn đáng tiếc.

Vì thời kỳ đó không có khái niệm "mũ bảo hiểm" nên ông bị chấn thương sọ não nặng và rơi vào trạng thái hôn mê. Ông từ trần sau 6 ngày sau, 19.5.1935. Chỗ tai nạn ngày nay được đánh dấu bằng một tấm biển tưởng niệm nhỏ bên đường. Người lính từng vào sinh ra tử, từng nổi tiếng trên nhiều chiến trận đã tử nạn chỉ vì một cú ngã mà đầu ông không được bảo vệ. Ca tử vong của ông được nghiên cứu kỹ. Một trong số các bác sĩ đã chăm sóc cho ông là nhà phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns. Ông bị ấn tượng mạnh bởi tai nạn, và sau đó tiến hành một nghiên cứu lâu dài về sự vong mạng không đáng có của Lawrence, bởi sự thiếu trang bị cho người lái xe dẫn tới chấn thương ở đầu. Nghiên cứu của Hugh đã dẫn tới việc sử dụng mũ bảo hiểm trong khi lái xe môtô quân sự lẫn dân sự sau đó và kéo dài cho tới ngày nay.

Mũ bảo hiểm có thể giảm đáng kể số ca chấn thương và tử vong trong các vụ tai nạn, vì vậy rất nhiều quốc gia đã đưa ra những bộ luật bắt buộc người lái môtô phải đội chúng. Những bộ luật này áp dụng cho rất nhiều loại xe khác nhau, từ mobylette đến các dòng môtô dung tích nhỏ khác. Trên toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đã đưa ra những tiêu chuẩn riêng dùng để đánh giá hiệu quả của mũ bảo hiểm môtô trong trường hợp xảy ra tai nạn đồng thời xác định tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được. Một trong số đó phải kể đến: AS 1698 (Australia), NBR 7471 (Brazil), CSA CAN3-D230-M85 (Canada), SNI (Indonesia), JIS T8133 (Nhật Bản), NZ 5430 (New Zealand), IS 4151 (Ấn Độ), ECE 22.05 (Châu Âu), DOT FMVSS 218 (Mỹ). Ở Việt Nam, mức chất lượng của mũ bảo hiểm gắn dấu CS (theo Tiêu chuẩn Việt Nam) trước đây và gắn dấu CR (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hiện nay là như nhau, nhưng quá trình đánh giá để được gắn dấu là khác nhau

Mũ bảo hiểm đã xuất hiện cách đây rất lâu, cùng lúc với chiến tranh. Nó được xem như là 1 vật dụng để bảo vệ vùng đầu, cổ và mặt trong khi giao chiến. Nhằm tránh bị thương bởi các vũ khí như dao, kiếm,.. quân đội Ba Tư đã chế tạo ra mũ bảo hiểm để bảo vệ các chiến binh của mình, nguồn gốc mũ bảo hiểm cũng xuất phát từ đây. 

Theo ghi nhận của lịch sử thì nguồn gốc của nón bảo hiểm đầu tiên được làm bằng da nhưng sau đó chuyển sang chất liệu bằng sắt. Đến thời kỳ người Hy Lạp cổ đại thì nguồn gốc mũ bảo hiểm lại làm bằng đồng với chóp nhọn xuất hiện và có thêm phần che chắn cho mặt, chiều dài của mũ cũng được tăng thêm để bảo vệ đầu tốt hơn.

Mũ bảo hiểm thời cổ đại

Từ nguồn gốc của mũ bảo hiểm, người La Mã cũng góp phần rất lớn trong công cuộc “tiến hóa” của mũ bảo hiểm. Họ chế ra các kiểu mũ bảo hiểm riêng cho binh lính và võ sĩ giác đấu với phần vành mũ rộng và có lưỡi trai phía trước giúp tăng khả năng nhìn xa cho người đội nhưng vẫn dựa theo cốt lõi của nón bảo hiểm là bảo vệ cho đầu hạn chế việc xảy ra chấn thương.

Vào thời trung cổ, mũ bảo hiểm lại được nâng cấp dựa vào nguồn gốc nón bảo hiểm thời cổ đại từ xa xưa, thay đổi với nhiều đặc tính an toàn hơn. Trong thời kỳ này, mũ có chất liệu là thép nhẹ với mạng che chắn đằng trước thể tùy ý lật lên hoặc kéo xuống.

2. Nguồn gốc mũ bảo hiểm trong chiến tranh thế giới

Khi Chiến tranh thế giới thứ 1 nổ ra, người dân dựa theo nguồn gốc bảo hiểm cổ đại để mũ bảo hiểm làm từ thép phát huy vai trò mạnh mẽ trong việc bảo vệ cho lính bộ binh. Nhờ nguồn gốc đó, dần dần cải tiến nó, quân lính có thể tránh được nguy hại từ những mảnh kim loại văng ra khi pháo nổ. Vào năm 1914, Pháp đã chính thức cấp mũ bảo hiểm cho binh lính và xem đó như là 1 trang thiết bị tiêu chuẩn của quân đội. Sau đó, Anh, Đức và các nước khác ở châu Âu cũng lần lượt theo gương dựa theo nguồn gốc mũ bảo hiểm của Pháp. Trong thời kỳ này các nước dựa theo nguồn gốc mũ bảo hiểm từ Pháp, mũ bảo hiểm sẽ được làm từ thép đặc biệt với lớp lót có thể tháo rời và khối lượng vào khoảng 0,5 – 1,8 kg.

Mũ bảo hiểm thời chiến tranh

4. Nguồn gốc của mũ bảo hiểm ngày nay

Ngày nay, mũ bảo hiểm đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều công ty sản xuất dựa theo nguồn gốc của nón bảo hiểm được thành lập và cho ra đời nhiều loại mũ với kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau. 

Về lịch sử nguồn gốc của mũ bảo hiểm, sự phát triển của mũ bảo hiểm an toàn trên phương diện hình dạng nó đã trải qua nhiều thay đổi. Từ nguồn gốc nón bảo hiểm bảo vệ cho vùng đầu, mũ bảo hiểm tròn là lỗi thời, mũ bảo hiểm hiện nhỏ hơn bên cạnh, và lỗ thông hơi đã thay đổi rất nhiều, thực sự cung cấp một hiệu ứng thoáng mát, mát mẻ và khí động lực học.

Mũ bảo hiểm ngày nay

Mỗi lĩnh vực, quốc gia khác nhau sẽ có các tiêu chuẩn riêng để đánh giá chất lượng của mũ bảo hiểm. Theo nguồn gốc mũ bảo hiểm truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.

Riêng tại Việt Nam, mũ bảo hiểm dành cho người đi xe máy cần được gắn dấu CS hoặc CR mới đảm bảo đúng quy chuẩn. Thường thì mũ bảo hiểm cho xe máy chất lượng phải làm bằng nhựa ABS, trọng lượng nằm trong khoảng 1 – 1,5 kg. Trên thị trường hiện nay phổ biến với 3 loại mũ: mũ ½ đầu, mũ ¾ đầu và mũ fullface.