Nêu khái niệm các biện pháp tu từ đã học ? Lấy ví dụ

2 câu trả lời

+Biện pháp so sánh

→so sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho lời nói.

VD: những vạt hồng trên áo như nét bút mà hồi bé tôi hay tô

+Biện pháp ẩn dụ

→ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm

VD:về thăm nhà bác làng sen

có hàng râm bụt thắp nên lửa hồng

+Biện pháp hoán dụ

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.

- Biện pháp tu từ So Sánh : So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng 

- Ví dụ : Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Biện pháp tu từ nhân hóa : Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối 

- Ví dụ : Trời khóc

- Biện pháp tu từ ẩn dụ : Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

- Ví dụ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Biện pháp tu từ hoán dụ : Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó

- Ví dụ :

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

- Biện pháp tu từ liệt kê : Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

- Ví dụ : Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.

⇔ Đây là những biện pháp tu từ thường gặp