nêu hoàn cảnh lịch sử xuất hiện huynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở việt nam đầu thế kỉ XX. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có điểm gì so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ? gợi ý Khuynh hướng dân chủ tư sản là phong trào yêu nước và cách mạng việt nam đầu thế kỉ XX ?
2 câu trả lời
Hoàn cảnh:
-Chính trị: Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì (thuộc địa), Trung Kì (bảo hộ), Bắc Kì (nửa bảo hộ). Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là những viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở vẫn là làng xã do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.
- Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt mất cân đối: Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực
- Xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, trong xã hội xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau.
- Trong chính sách văn hóa, giáo dục, đường lối của Pháp là hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa. Pháp duy trì một nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Các trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
⇒Xã hội Việt Nam đang có sự phân hóa sâu sắc thì đầu thế kỉ XX, những tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu có đã tác động mạnh vào Việt Nam. Các nhà yêu nước Việt Nam muốn noi gương Nhật Bản. Vì vậy, những tri thức nho học tiến bộ lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
So sánh:
@tsuki
$1.$ Nêu hoàn cảnh lịch sử xuất hiện huynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở việt nam đầu thế kỉ XX.
- Thực dân Pháp dập tắt phong trào Cần Vương $\rightarrow$ sự thất bại của phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến $\rightarrow$ đặt ra yêu cầu cần có con đường mới thay thế.
- Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bước đầu phân hoá, các giai tầng xã hội mới ra đời như tư sản, tiểu tư sản, nhưng những tầng lớp này còn non yếu chưa đủ sức phát động được một cuộc cách mạng mới, trong khi các sỹ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng, chính trị đã nắm lấy thời cơ để tổ chức nên trào lưu cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã xuất hiện.
$2.$ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có điểm gì so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ?
$Giống :$ Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
$\rightarrow$ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có điểm mới so với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX là :
- Biết cầu viện nước ngoài đánh Pháp, xây dựng xã hội tiến bộ( phong trào Đông Du).
- Nâng cao dân trí, dân quyền, cải cách xã hội , đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu mà Pháp dùng để ngu dân (Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục).