Nêu hiểu biết của em về một anh hùng được bầu trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 10
2 câu trả lời
7 anh hùng được bầu làm chiến sĩ thi dua và cán bộ gương mẫu toàn quốc là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.Thành tích tiêu biểu của anh hùng La Văn Cầu là: Từ năm 1948 – 1952 anh tham gia chiến đấu 29 trận. Trong trận Đông Khê (chiến dịch biên giới năm 1950), La Văn Cầu bị thương gãy nát cánh tay, anh đã dũng cảm nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi vướng, dùng tay trái ôm bộc phá đánh mở đường cho đợ vị đánh chiếm đồn địch.
Nêu hiểu biết của em về một anh hùng được bầu trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 10
Tiểu sử
Cù Chính Lan sinh năm 1930 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Cù Khắc Nhượng, mẹ là bà Hồ Thị Hạ. Anh là con thứ ba và là con út. Mẹ mất khi anh mới 4 tuổi. Sau đó cha anh tục huyền với bà Hồ Thị Hoe và sinh hạ tiếp 4 người con nữa. Gia đình nghèo, từ nhỏ anh phải lao động vất vả để giúp đỡ sinh kế cho gia đình. Thuở nhỏ, anh còn có tên là "cu Nâu".
Cuộc đời chiến đấu
Với lập trường ủng hộ dân nghèo, Việt Minh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân nghèo Việt Nam thời bấy giờ, trong đó có cả Cù Chính Lan. Anh tham gia cướp chính quyền và tham gia đội du kích xã của Việt Minh năm 1945.
Năm 1946, quân Pháp nổ súng tái chiếm Bán đảo Đông Dương. Anh xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946, trở thành chiến sĩ liên lạc, lên dần đến chức vụ tiểu đội trưởng bộ binh. Anh được bạn đồng đội nhận xét là một người dũng cảm, táo bạo, mưu trí trong chiến đấu. Anh từng nổi tiếng với thành tích với 1 lưỡi dao cùn bắt sống được một binh sĩ Pháp và cướp được một khẩu tiểu liên, được tặng Huân chương Chiến công vì thành tích "tay không bắt giặc" này.