Nêu cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào ? M.n giúp e vs ạ
2 câu trả lời
thành phần trực tiếp tham gia trao đổi CO2 và O2 là tế bào hồng cầu và sự trao đổi khí phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất CO2 và O2 giữa phổi và máu, tế bào và máu:
- khi hít vào: oxy ở phổi nhiều hơn trong máu→oxy di chuyển từ phổi vào máu, gắn với hồng cầu di chuyển đến các tế bào. Sau đó, oxy trong máu nhiều hơn trong tế bào→oxy đi từ máu vào trong tế bào.
- ngược lại: sau khi oxy tham gia các quá trình oxy hóa trong tb, tb sẽ tạo ra CO2, khi đó CO2 trong tb sẽ cao hơn trong máu→ CO2 đi từ tb vào máu, gắn với hồng cầu di chuyển tới phổi, lúc này CO2 trong máu nhiều hơn phổi→CO2 lại đi từ máu vào phổi và phổi thải ra ngoài.
Đáp án:
- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
=> Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
+) Trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào .
+) Còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch