nêu chính trị kinh tế mới 1921 ở nga

2 câu trả lời

Bạn tham khảo nha 

Tháng Ba, Đảng cộng sản Nga tiến hành Đại hội X. Lenin tuyên bố chấm dứt chính sách "cộng sản thời chiến" và thành lập Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số nền kinh tế thị trường giới hạn được tồn tại. Công việc kinh doanh tư nhân nhỏ được cho phép và các hạn chế về hoạt động chính trị được nới lỏng một chút.

Tuy nhiên, sự thay đổi to lớn nhất liên quan tới vấn đề thặng dư nông nghiệp. Thay vì trưng thu thặng dư nông nghiệp để nuôi dân thành phố (phần cốt yếu của chính sách "cộng sản thời chiến"), NEP cho phép nông dân bán sản lượng thặng dư của họ ra thị trường tự do. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu những lĩnh vực mà Lenin cho là "chỉ đạo tối cao" nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép  luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng  tài chính của nền kinh tế. Sự "chỉ đạo tối cao" đã sử dụng phần lớn công nhân trong các vùng đô thị. Theo chính sách NEP, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

NEP của Xô viết (1921-29) hầu như là một giai đoạn "thị trường xã hội chủ nghĩa" tương tự như các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc sau năm 1978 theo đó dự tính trước một vai trò cho những nhà thầu tư nhân và các thị trường bị hạn chế dựa trên thương mại và giá cả hơn là hoàn toàn kế hoạch hoá tập trung. Một điều khá thú vị, trong cuộc gặp đầu tiên vào đầu những năm 1980 giữa Đặng Tiểu Bình và Armand Hammer, một nhà công nghiệp Mỹ và là nhà đầu tư lớn vào Liên bang Xô viết của Lenin, Đặng đã cố tranh thủ được càng nhiều thông tin về NEP càng tốt.

Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức đã đạt được trước cách mạng Bolshevik mà còn tăng trưởng mạnh. Việc phá bỏ các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên bang Xô viết trở thành nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, nông nghiệp phục hồi sau cuộc nội chiến nhanh hơn so với công nghiệp nặng. Các nhà máy bị hư hại nặng trong cuộc chiến dẫn đến sản lượng sụt giảm so với trước chiến tranh rất nhiều. Hơn nữa việc tổ chức các nhà máy vào các trust hay liên đoàn thuộc một lĩnh vực của nền kinh tế đóng góp vào việc làm mất cân bằng giữa cung và cầu đi liền với độc quyền. Vì thiếu sự thúc đẩy từ cạnh tranh thị trường, và với rất ít hoặc không có kiểm soát nhà nước đối với các ngành công nghiệp, các trust sẽ bán hàng với giá cao. Việc công nghiệp phục hồi chậm càng tạo thêm các vấn đề cho giới nông dân, những người chiếm tám mươi phần trăm dân số. Bởi vì sản xuất nông nghiệp có năng suất cao hơn, vì vậy giá của hàng hoá công nghiệp cao hơn giá hàng hoá nông nghiệp. Hậu quả của nó là thứ mà Trotsky gọi là "khủng hoảng kéo" bởi vì hình dáng giống như cái kéo của biểu đồ biểu thị sự đi lên của giá cả hàng công nghiệp trong bảng chỉ số giá tương quan giữa sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp. Điều này khiến nông dân phải sản xuất thêm nhiều lúa mì nữa để mua các hàng công nghiệp được sản xuất từ các vùng thành thị. Hậu quả, một số nông dân tích trữ sản phẩm nông nghiệp thặng dư với hy vọng chúng sẽ tăng giá. Tất nhiên sự đầu cơ tích trữ đó đã gây khó chịu cho nhiều cán bộ đảng cộng sản, những người coi đó là việc bóc lột những người tiêu thụ tại các thành phố. Trong lúc ấy đảng tiến hành các bước tiếp theo để bù đắp sự khủng hoảng, cố gắng hạ giá các mặt hàng công nghiệp và ổn định lạm phát, bằng việc áp đặt giá được kiểm soát trên các mặt hàng công nghiệp chính và phá bỏ các trust nhằm tăng hiệu suất của nền kinh tế.

- Hết sức khí khắn

+ Kinh tế bị tàn phá

+ Dịch bệnh và nạn đói

+ Bọn phản cách mạng tàn phá, gây bạo loạn