Nêu cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào

2 câu trả lời

Các bào quan này có chức năng chuyển hoá năng lượng, bao gồm hai bào quan: ty thể và các lạp thể. Ty thể có trong tất cả các tế bào nhân thực và các lạp thể đặc biệt là lục lạp chỉ có ở thực vật, đều có chức năng biến đổi năng lượng thành dạng hữu ích để hoạt hoá các phản ứng của tế bào. Cả hai bào quan này đều có hình thái đặc biệt, đều chứa bên trong một số lớn cấu trúc màng. Các màng này đóng vai trò quyết định trong hoạt động chuyển hoá năng lượng của hai bào quan này. Thứ nhất, chúng là điểm tựa cơ học cho sự vận chuyển điện tử để biến đổi năng lượng của các phản ứng oxy hoá. Thứ hai chúng bao bọc nhiều cấu trúc bên trong chứa các enzim xúc tác các phản ứng khác của tế bào. Ngoài ra cả hai có bộ máy di truyền độc lập riêng, đó là phân tử ADN vòng giống như vi khuẩn, và có nguồn gốc tiến hoá giống nhau. Về vấn đề này có 2 quan điểm:

  • Quan điểm phát triển: Trong quá trình phát triển và tiến hoá của tế bào nhân thực, các bào quan năng lượng hình thành từ màng nhân. Màng nhân eo thắt tạo thành thể khởi sinh (i). Từ thể khởi sinh sẽ phân hoá thành hai dạng bào quan: ty thể, lạp thể ([link]).
  • Quan điểm cọng sinh: trong quá trình tiến hoá của tế bào nhân thực, vi khuẩn xoắn cọng sinh với tế bào nhân thực nguyên thủy và biến đổi thành ty thể. Còn lục lạp là kết quả của quá trình tăng trưởng về khối lượng của ty thể, mào gà đứt ra và biến đổi thành hệ thống thylakoit trên cơ sở hình thành các sắc tố quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

 

Đáp án:

Cấu tạo và chức năng của các bào quan

 

I. Ty thể (Mitochondria):

- Ty thể có ở tất cả các tế bào, nhiều hay ít tuỳ theo tế bào.

- Trong lòng ty thể có chứa chất gel có nhiều enzyme hoà tan là những enzyme của chu trình Krebs.

- Ty thể có khả năng tự phân chia vì trong ty thể cũng có ADN giống trong nhân. Một ty thể có thể tạo ra 2, 3 ty thể hoặc nhiều hơn khi tế bào cần ATP.

- Chức năng của ty thể: sản sinh và tích trữ năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP qua chu trình Krebs và chuỗi hô hấp tế bào (ATP được tạo thành 5% trong bào tương tế bào và 95% trong ty thể, do vậy ty thể được gọi là trạm năng lượng tế bào).

- ATP được sử dụng cho 3 hoạt động chính của tế bào:

+ Vận chuyển các chất qua màng tế bào (vận chuyển chủ động).

+ Sinh tổng hợp các chất.

+ Thực hiện các công cơ học (co cơ, các cử động của tế bào…).

II. Tiêu thể (lysosome)

Tiêu thể có chức năng tiêu hoá của tế bào qua các bước:

- Hiện tượng nhập bào (thực bào, ẩm bào) tạo không bào.

- Không bào hoà màng với tiêu thể tạo thành túi tiêu hoá (Degestive vesicle).

- Các enzyme của tiêu thể sẽ thuỷ phân các chất lạ. Sản phẩm tiêu hoá là những phân tử nhỏ (acid amin, glucose, phosphat…) được hấp thu vào bào tương tế bào qua màng túi tiêu hoá.

- Những phần không bị tiêu huỷ còn lại gọi là thể cặn (residual body) sẽ được bài tiết ra ngoài tế bào bằng hiện tượng xuất bào.

III. Mạng lưới nội bào tương (MLNBT) và ribosome:

Ribosome có 2 dạng:

- Dạng tự do trong bào tương.

- Dạng gắn trên MLNBT tạo thành MLNBT hạt (Rough (orGranular) endoplastic reticulum). Là nơi tổng hợp protein, đặc biệt ribosome tự do trong bào tương sẽ sinh tổng hợp protein của bào tương. Protein được tổng hợp sẽ đưa vào MLNBT. Sau đó được tế bào bài tiết hay gom tụ lại thành tiêu thể nhờ vai trò bộ golgi.

- MLNBT trơn (Smooth (or Agranular) endoplastic reticulum): phần MLNBT không gắn ribosome. Là nơi sinh tổng hợp lipid (Steroid).

IV. Bộ golgi:

- Là nơi tích trữ tạm thời và cô đặc các chất tiết, chuẩn bị bài xuất ra ngoài.

Ribosome tổng hợp protein →MLNBT hạt →MLNBT trơn →túi vận chuyển (Transport vescicles) →bộ Golgi → hạt tiết à hoà màng với màng tế bào, bài tiết protein ra ngoài.

- Sinh tổng hợp carbohydrat và kết hợp protein tạo glycoprotein.

- Tạo tiêu thể.

- Bổ sung lại màng tế bào và màng các bào quan khác như ty thể, MLNBT.

V. Peroxisomes:

Khử độc cho tế bào.

VI. Lông:

Tạo chuyển động nhanh, bất ngờ 10 – 20 lần/giây, làm đẩy các chất dịch trong lòng ống theo một hướng nhất định.

- Ở đường hô hấp: từ hốc mũi và đường hô hấp dưới về họng, cuốn theo các chất lạ.

- Ở vòi trứng: từ buồng trứng về tử cung, cuốn theo trứng.

VII. Bộ xương của tế bào:

Bộ xương của tế bào (Cytoskeleton) và các ống siêu vi (microtubule):

- Tạo và duy trì hình dạng tế bào và vị trí của các bào quan trong tế bào.

- Tạo các cử động của tế bào và các chuyển động trong tế bào.

VIII. Trung thể:

Trung thể tách ra thành 2 cực của thoi gián phân khi tế bào phân chia.

IX. Nhân:

- Mang toàn bộ đặc tính di truyền.

- Khi tế bào phân chia có thể thấy rõ những đôi NST.

Giữa thời kỳ tế bào phân chia chỉ thấy những đốm sẫm màu gọi là nhiễm sắc chất (Chromatin).

- Mỗi NST gồm: protein nâng đỡ. AND (acid deoxyribonucleic).

- Gen nằm trên NST qui định tính di truyền.

- Hạch nhân là một mảng hạt giàu chất ARN (acid ribonucleic).

- Chức năng:

+ Phân bào nguyên nhiễm: nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi, phân chia cho mỗi tế bào con một bộ NST lưỡng bội 2n.

+ Phân bào giảm nhiễm: tế bào mầm phân chia mỗi tế bào con một bộ NST đơn bội n. Khi tinh trùng và trứng kết hợp nhau tạo hợp tử có đủ 2n NST.

+ Tổng hợp ARN để sinh tổng hợp protein cho tế bào.

Giải thích các bước giải: