nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai trong bài thơ nhớ rừng bằng một đoạn văn diễn dịch trong đó có sử dụng câu ghép

1 câu trả lời

Khổ thơ thứ hai của bài đã mở ra trước mắt ta khung cảnh những cảnh núi rừng bí ẩn. Sống trong cảnh bị giam cầm, con hổ, chúa sơn lâm mang trong mình những hoài niệm xưa cũ. Cảnh rừng hiện lên thật tráng lệ, hùng vĩ nhưng cũng thật trữ tình, nên thơ. Đó là cảnh "bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi. Hình ảnh liệt kê trong bài giúp ta hiểu được những khung cảnh hoang sơ nơi rừng già. Nơi bao la rộng lớn ấy mới là miền đát thỏa mình của chúa sơn lâm chứ không phải chiêc cũi chật hẹp ,tù túng. Chúa sơn lâm cứ say sưa nhớ lại những kỉ niệm huy hoàng, tự hào và kiêu hãnh khi xưa . Những động từ mạnh được sử dụng trong bài nhằm miêu tả chân thực động tác, tư thế và hơn cả là tầm vóc của người làm chủ rừng núi:  "bước, vờn, lượn, quắc" kết hợp với hệ thống những từ láy giàu tính chất tạo hình "nhịp nhàng, dõng dạc, âm thầm" khiến sắc thái biểu cảm trong bài thêm cao độ. Hình ảnh so sánh  được sử dụng cũng khẳng định và phác ra trước mắt ta bức chân dung chúa sơn lâm oai hùng. Tòàn khổ thơ là bức tranh về  một vị chúa tể rừng xanh vừa mềm mại, uyển chuyển, vừa tự tin, đàng hoàng, lại vừa oai phong lẫm liệt, dũng mãnh phi thường.Vì con hổ tự ý thức được sức mạnh, tự ý thức được vẻ đẹp, sự oai phong của nó: ta biết ta chúa tể muôn loài nên hổ càng đau xót cho thực tại. Đó quả là quá khứ rực rỡ và huy hoàng. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

6 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước