nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối trong bài Đập đá ở Côn Lôn khoảng 10 câu (ai viết hay mình vote cho)

2 câu trả lời

(1) Bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh đã thể hiện một tư thế hiên ngang giữa đất trời của người chiến sĩ khiến em rất ấn tượng:“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,Mưa nắng càng bền dạ sắt son.Những kẻ vá trời khi lỡ bước,Gian nan chi kể việc con con!” (2) Ở câu thơ “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi”, nhà thơ đã dùng từ “tháng ngày” để nói lên quãng thời gian bị giam cầm; “mưa nắng” chính là sự gian khổ, bị đánh đập. (3) Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sỉ càng vững bền chí khí. (4) “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” cũng là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước, với dân của một đấng nam nhi. (5) Cũng như lửa thử vàng, gian nan thử sức, Phan Châu Trinh đã khẳng định cốt cách và tâm thế của mình. (6) Cuối cùng là hai câu kết, hai câu thơ này đã mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. (7) Dù có “lỡ bước”, có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải bao gian nan đắng cay tù đày, thì vói nhà chiến sĩ chân chính, việc “con con” ấy không đáng kể. (8) Tác giả đã sử dụng thủ pháp tương phản, cách nói khoa trương để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày. (9) Với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đặc sắc, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực với tượng trưng, hà thơ đã tạo nên những vần thơ bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng vĩ đại.một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng vĩ đại.

Đọc xong bài thơ hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang hào hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khác vượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cải cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chông ngoại xâm.

Cuộc đời và thơ văn của Tây Hồ – Phan Châu Trinh sông mãi trong lòng nhân dân Việt Nam anh hùng.