Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng nó lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định? (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011) Câu 1: (3 điểm) a. Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên. b. Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì? c. Theo em, mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không “tàn lụi ngay khi còn sống”? (Nêu ít nhất 2 hành động hoặc việc làm). Câu 2 (2 điểm) a. Xác định một câu nghép có trong văn bản trên. Vì sao em biết đó là câu nghép? b. Đặt 1 câu có tình thái từ để nói về tác hại của bệnh vô cảm.

1 câu trả lời

Câu 1: 

a) 

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 

- Nhan đề: Căn bệnh "vô cảm" của con người ngày nay. 

b) Theo tác giả, những "triệu chứng" của thói vô cảm là: 

+ Là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình.

+ Không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa…

c) Theo em, để tâm hồn không tàn lụi, chúng ta cần: 

+ Quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh mình. 

+ Sẵn sàng dang rộng cánh tay để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, hoạn nạn. 

Câu 2: 

a) Câu ghép có trong đoạn trích trên là: Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng nó lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. 

*Giải thích: Câu trên là câu ghép bởi vì nó có 2 cụm C-V không bao chứa nhau cấu tạo nên: 

- Vế 1: Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác. 

+ Chủ ngữ: Nó. 

+ Vị ngữ: không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác. 

- Vế 2: Nó lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. 

+ Chủ ngữ: Nó. 

+ Vị ngữ: lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo.  

` ⇒ ` Các vế trong câu trên được nối với nhau bằng quan hệ từ: nhưng. 

b) Đặt câu: Căn bệnh "vô cảm" sẽ khiến chúng ta trở nên thờ ơ, lãnh đạm đối với cuộc sống diễn ra thường ngày ạ !

` ⇒ ` Tình thái từ: ạ.