Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Trong khổ thơ thứ ba của bài nhớ rừng, kiểu câu nào chia theo mục đích nói được sử dụng chủ yếu, chúng được dùng gián tiếp hay trực tiếp Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng phiếu cậu ấy trong việc biểu đạt nội dung của đoạn thơ

2 câu trả lời

$@Quangthiteo123$

kiểu câu chủ yếu là: câu nghi vấn.

vừa được sử dụng trực tiếp và vừa sử dụng gián tiếp, nhưng gián tiếp là chủ yếu.

- Hiệu quả khi sử dụng: Thể hiện nỗi nhớ da diết về một thời vàng son, oai phong lẫm liệt giữa chốn rừng già đã qua của con hổ. Nỗi nhớ, niềm đau đó là biểu hiện khao khát của sự tự do cháy bỏng của con hổ, của nhà thơ và cũng là của chính nhân dân ta thời còn bị đô hộ.

Tiêng than này như một nốt trầm đánh sâu vào trong cảm nhận cũng như tâm trí của người đọc. Con hổ hay cũng chính là tác giả đang tỏ ra bất mãn, chán nản với cuộc sống. Đồng thời còn là tiếng lòng khao khát tự do, khao khát sự tự chủ của một người dân đang chịu cảnh nước mất nhà tan.

Đến đây ta cũng phần nào hiểu được dụng ý sâu sa mà nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên. Vườn bách thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,… thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô lệ.

Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét  hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.