NẮM CHẮC: (viết tóm tắt) 1. Đo độ dài + đơn vị + dụng cụ + cách đo 2. Đo thể tích + đơn vị + dụng cụ + cách đo 3. Đo khối lượng + đơn vị + dụng cụ + cách đo 4. Lực + khái niệm lực + hai lực cân bằng + kết quả tác dụng lực + trọng lực - Khái niệm - Phương // chiều - 1 kg = 10 N + lực đàn hồi - Khái niệm - Biến dạng đàn hồi - Đặc điểm + dụng cụ đo lực + cách đo + liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ( P = 10 N )

2 câu trả lời

1. Đo độ dài
     + đơn vị: 

Đơn vị đo độ dài thường dùng và hợp pháp ở nước ta là mét (`m`)

Ngoài ra có các đơn vị khác như km,dm,hm,cm,mm,...
     + dụng cụ 

Dụng cụ đo độ dài là thước
     + cách đo

Bước 1: ước lượng độ dài vật cần đo

Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp

Bước 3: Đặt thước theo chiều dài vật cần đo, sao cho 1 đầu của vật trùng với vật số 0

Bước4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuôn góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Bước 5: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

2. Đo thể tích

+ đơn vị: 

đơn vị đo thể tích tường dùng là `m³` và lít (`l`)

Ngoài ra còn có đơn vị đo khác như `dm³``,``cm³``,``mm³``,``.``.``.`

+ dụng cụ

Người ta dùng ca đong để đo thể tích chất lỏng

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng bình chia độ ( BCĐ)

+ cách đo

Bước 1: ước lượng thể tính chất lỏng là đo

Bước 2: Chọn BCĐ có GHĐ và ĐCNN thích hợp

Bước 3: Đặt BCĐ thẳng đứng

Bước 4: Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng trong bình

Bước 5: Đọc và ghi kết quả theo vạch  chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình

3. Đo khối lượng

+ đơn vị 

Đơn vị đo khối lượng là `kg`

Ngoài ra còn các đơn vị khác như tấn, tạ ,yến,kg,hg,dag,....

+ dụng cụ

Dụng cụ đô khối lượng là cân

+ cách đo

Bước 1: ước lượng khối lượng cần đo

Bước 2: Chọn cân GHĐ và ĐCNN thích hợp với vật cần đo

4. Lực

+ khái niệm lực

Lực là tác dụng đẩy,kéo,hút nâng,.... của vật này lên vật khác

Lực ký hiệu là F đơn vị là N

Mỗi lực đều có phương,chiều và độ lớn thính hợp

+ hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên 1 vật, cùng phương.cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau

Nếu chỉ có 2 lực cùng tác dụng lên 1 vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực đó là 2 lực cân bằng

+ kết quả tác dụng lực

Hoặc vật bị biến dạng

Hoặc vật bị thay đổi chuyển động

Hoặc vât bị biến dạng và thay đổi chuyển động

5.Trọng Lực

-Khái niệm

trọng lực là lực hút của trái đất

- Đặt điểm của trọng lực

+ Phương thẳng đứng

+ chiều hướng về phía trái đất ( từ trên xuống dưới )

+ Độ lớn của trọng lực là trọng lượng

Công thức

`P=10.m⇒m= p/10`

Trong đó

P là trọng lượng của vật ( ký hiệu là N)

m là khối lượng của vật ( ký hiệu là kg)

Lực đàn hồi

Vật có tính đàn hồi là những vật bị biến dạng khi có lực tác dụng, nhưng khi thôi tác dụng thì vật trở lại hình dạng ban đầu

dụng cụ đo lực là lực kế

công thức

`Δl=l-l0`

trong đó

`Δl` là độ biến dạng của lò xo

`l0` là chiều dài tự nhiên của lò xo

`l` là chiều dài bị biến dạng của lò xo

 ( trong câu hỏi có mấy câu hình như làm khó hiểu quá bạn ưi )

 

Đáp án:

1. Đơn vị đo độ dải

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường chính thức của nước ta hiện này là mét. kí hiệu là m

Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét ta thường gặp là: dm, cm, mm, km

2. Thước đo độ dài

Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

Để đo độ dài của một vật bằng thuwocs, ta cần thực hiện các bước như sau:

1. Ước lượng độ dài cần đo

2. Chọn thước đo có độ chia thích hợp

3. Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch 0 của thước ngang với một đầu của vật

4. Đọc giá trị độ dài của vật theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của vật

5. Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của thước

1. Đơn vị đo thể tích

Hệ thống đơn vị đo lường chính thức của nước ta hiện nay có hai đơn vị đo thể tích (dung tích) là mét khối và lít

2. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng

Để đo thể tích của chất lỏng, ta thường dùng ống chia độ, bình chia độ; ca, chai, bình, can,... có dung tích đã biết

Chú ý: Nếu bình chứa không có vạch chia độ thì ĐCNN cũng bằng GHĐ của nó

3. Đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ

Khi đo thể tích của một chất lỏng bằng bình chia độ, ta thực hiện theo các bước cơ bản sau:

1. Ước lượng thể tích cần đo

2. CHọn bình chia độ thích hợp

3. Rót chất lỏng vào bình

4. Đặt bình chia độ thẳng đứng. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình, đọc giá trị thể tích của chất lỏng theo vạch chia trên bình gần nhất với mực chất lỏng

5. Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của bình

1. Khối lượng

- Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó, thường được kí hiệu là m

- DỤng cụ để đo khối lượng là cân

2. Đơn vị

- Đơn vị của khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam là kilogam (kg)

1 tấn  = 1000kg

1 tạ = 100kg

1 kg = 1000g

1 hectogam (hg) = 100g (1 lạng)

3. Đo khối lượng

- Bước 1: Điều chỉnh số 0

Phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa

- Bước 2: Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

- Bước 3: Quan sát và đọc kết quả

Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

1. Lực

Quan sát hình và rút ra nhận xét xe cùng với người ngồi trên xe chuyển động được: 

Xe và người ngồi trên xe chuyển động được nhờ ngựa kéo

Kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

Có nhiều từ để chỉ các lực cụ thể như: lực kéo, lực đẩy, lực nâng, lực nén, lực uốn,...Tuy nhiên, tất cả các lực đều quy về tác dụng đẩy về phía này hay kéo về phía kia.

Ta thường kí hiệu một lực là F.

2. Phương và chiều của lực

Khi đặt thanh nam châm bên phải, bướm ở vị trí có dây treo gần như nằm ngang, ta nói nam châm tác dụng lên bướm một lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

Vậy: Mỗi lực có một phương và chiều xác định

3. Hai lực cân bằng

Quan sát hình, hai đội kéo co rút ra nhận xét:

- Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, dây sẽ đứng yên. Ta nói, hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng

Kết luận: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng 1 vật làm vật đứng yên.

3. Những kết quả tác dụng của lực

- Lực làm biến đổi chuyển động

- Lực làm biến dạng vật

Kết luận: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

Thí nghiệm [Vật rơi tự do] cho thấy mọi vật rơi thẳng vuông góc với mặt đất trong môi trường không có khí cản được gọi là Trọng lực . Trọng lực là lực hút giữa hai vật tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa vật , có ký hiệu {\displaystyle F_{G}} đo bằng đơn vị Newton Nđược tính bằng công thức

{\displaystyle F_{g}=mg=m{\frac {GM}{r^{2}}}}{\displaystyle F_{a}} - Động lực đo bằng đơn vị newton N{\displaystyle m} - Khối lượng đo bằng đơn vị Ki lô gam Kg{\displaystyle a} - Gia tốc đo bằng đơn vị mét/giây bình phương m/s2

Trọng lực tạo ra Trọng trường

{\displaystyle {\frac {GM}{r}}}

1. Biến dạng đàng hồi. Độ biến dạng.

- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc giãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên. Biến dạng của lò xo có đặc tính như trên là biến dạng đàn hồi và lò xo là vật có tính đàn hồi.

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó: l – l0.

(l0 là độ dài tự nhiên, l là chiều dài sau khi biến dạng)

Lưu ý: Vật đàn hồi là vật sẽ lấy lại hình dạng ban đầu khi lực gây ra biến dạng đàn hồi không ngừng tác dụng.

2. Đặc điểm của lực đàn hồi.

- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi nên các vất tiếp xúc với hai đầu của nó.

- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.