Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng : Sau chiến tranh và thiên tai thì tại nạn giao thông là thảm họa thứ 3 gây chết và thương vong cho loại người .Ý kiến của em trước nhận định trên ? . Em hãy đề xuất một số giải thiểu tai nạn giao thông và một số giải pháp nhằm tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông đường bộ . Giúp mình với mình đang cần gấp !!!

2 câu trả lời

-...

-1.Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con. Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.

2.Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.

3.Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

4. Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hóa như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc

5.Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.

6.Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép

 tui chỉ làm sương sương ý thứ 2 thoi, đừng report tui .-.

Để phòng, tránh tai nạn giao thông hiệu quả cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuy nhiên điều này vẫn chưa được thực hiện mạnh mẽ. Điều đó dẫn tới chưa huy động được sức mạnh của cả cộng đồng để tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ đủ để tạo ra áp lực, nhận thức buộc mọi người tham gia giao thông lẫn các lực lượng chức năng phát huy đầy đủ nhận thức, năng lực làm giảm thiểu rủi ro, tai nạn giao thông không đáng có.

Một là, cần tăng cường hơn sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 4-9-2012, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, ngày 24-8-2011, của Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”; "Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và các chỉ thị, chính sách, quy định về bảo đảm an toàn giao thông. Trong giải pháp này, cần nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu đơn vị, địa phương.

Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng các cấp cần nâng cao hiệu quả, trách nhiệm trong công tác quản lý an toàn giao thông, lãnh đạo, quản lý việc quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông hiệu quả, cần xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định về an toàn giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý phương tiện giao thông

Hai là, đẩy mạnh công tác quản lý, thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Việt Nam đang đề cao việc xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luận trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đối với lĩnh vực giao thông càng cần thực hiện quyết liệt bởi ở đây đang diễn ra “thảm họa” về tai nạn giao thông. Có thể thấy rằng, khi nào và ở đâu, việc quản lý, thực thi pháp luật về giao thông được tiến hành thường xuyên, đúng quy định thì tình hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm, tai nạn giao thông được giảm thiểu và ngược lại. Thực thi pháp luật mạnh mẽ không chỉ có tác dụng phát hiện và ngăn chặn kịp thời mà còn có tác dụng to lớn trong việc răn đe, làm gương, tạo ý thức, thói quen, hành vi đúng đắn của người dân khi tham gia giao thông. Đặc biệt, trong công tác này cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với chính các hành vi vi phạm của người thực thi công vụ, như bao che, không xử lý nghiêm đối với các sai phạm, nhận hối lộ, cố tình làm sai lệch các vi phạm…

Ba là, tập trung huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông hiện đại, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia giao thông. Các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư trọng điểm vào các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông ở những tuyến đường có lưu lượng phương tiện tham gia đông, các tuyến huyết mạch, những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông

Bốn là, chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm họa tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền phải bảo đảm đồng bộ, khoa học, tiến hành toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm là phải bảo đảm tính “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”, tạo được niềm tin, sự đồng thuận trong nhân dân. Bảo đảm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tạo ra phong trào toàn dân thực hiện an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông.

Năm là, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể tham gia giao thông. Đối với người tham gia giao thông, đó là quá trình từ đào tạo điều kiện tham gia giao thông đúng thực chất, bảo đảm chất lượng; đồng thời luôn cập nhật các thông tin mới trong tham gia giao thông. Đối với các lực lượng chức năng và các ngành liên quan lĩnh vực giao thông là yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ lẫn trình độ, kỹ năng phục vụ công việc với yêu cầu ngày một cao hơn về chất lượng, thể hiện qua chất lượng công trình, khả năng làm chủ tình hình, tình huống giao thông theo đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân./.